|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Ba kịch bản cho VN-Index năm 2023

13:42 | 30/01/2023
Chia sẻ
Theo phân tích mô hình dự phóng của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, dù kịch bản bi quan có xảy ra thì VN-Index cũng có thể sẽ không giảm mạnh trong năm 2023 và vẫn biến động quanh mức 1.000 điểm.

Theo báo cáo chiến lược thị trường năm 2023 của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, việc Fed tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2023 khiến tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán có thể sẽ chưa thể khởi sắc mạnh mẽ trong năm 2023.

Dù vậy, nhóm phân tích kỳ vọng giai đoạn khó khăn nhất đã đi qua. Yuanta Việt Nam dự báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của thị trường trong năm 2023 lần lượt ở mức âm 2,61% và 12,62%, tương ứng mức tăng trưởng EPS là 7,65%.

Tại ngày 30/12/2022, P/E của VN-Index ở mức 10,8x và P/E dự phóng 2023 ở mức 10,1x, các mức định giá này thấp hơn mức P/E trung bình 5 năm (16,x). Đồng thời, tại phiên 27/1/2023, tỷ suất thu nhập trên giá hiện tại là 8,93%, cùng với tỷ suất cổ tức dự phóng 2023 là 1,96% thì tỷ suất lợi tức thị trường ở mức 10,89%, cao hơn mức lợi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại. Như vậy, định giá thị trường thấp đã phản ánh các rủi ro của thị trường.

Các nhà phân tích dự báo ba kịch bản cho thị trường chứng khoán trong năm 2023 với kịch bản cơ sở là kịch bản xảy ra có xác suất cao nhất. Tuy nhiên, theo phân tích mô hình dự phóng, kịch bản bi quan có xảy ra thì VN-Index cũng có thể sẽ không giảm mạnh trong năm 2023 và vẫn biến động quanh mức 1.000 điểm.

Như vậy, Yuanta Việt Nam dự báo VN-Index có thể đạt mức 1.258 điểm trong năm 2023, tăng trưởng 24,9% so với phiên 30/12/2022 và 12,6% so với phiên 27/1/2023.

Với kịch bản cơ sở, VN-Index được kỳ vọng sẽ có diễn biến tích cực trong nửa đầu năm 2023 và có xu hướng đi ngang trong nửa cuối năm 2023 quanh mức 1.200 điểm.

Tuy nhiên, kịch bản lạc quan vẫn có thể xảy ra khi Fed “quay xe” trong việc điều hành lãi suất cuối năm nhằm hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng sau khi hoàn thành nhiệm vụ kiềm chế lạm phát. 

Nguồn: Chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Thu Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.