|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ba dự án giao thông liên vùng nào ở TP HCM được kiến nghị làm nhanh?

23:37 | 19/05/2021
Chia sẻ
TP HCM kiến nghị Thủ tướng sớm triển khai dự án cao tốc TP HCM - Mộc Bài, Vành đai 3, 4 để giảm ùn tắc và tăng kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo báo Chính phủ, trong buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với TP HCM hôm 13/5, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã đề xuất Thủ tướng chỉ đạo sớm triển khai 3 dự án giao thông liên vùng bao gồm cao tốc TP HCM - Mộc Bài, Vành đai 3,4 để giảm ùn tắc và tăng kết nối Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tầm quan trọng của 3 dự án giao thông liên vùng TP HCM vừa kiến nghị Thủ tướng - Ảnh 1.

Các dự án giao thông liên vùng sẽ giúp giảm tải ùn tắc giao thông, tăng cường kết nối cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. (Ảnh minh họa: Báo Đấu thầu).

Dự án đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) có chiều dài 53km được đầu tư theo hình thức PPP (hợp đồng BOT) với mức tổng đầu tư hơn 10.700 tỷ đồng (sau đó nâng lên 13.600 tỷ đồng).

Dự án đường Vành đai 3 dài hơn 98km đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An với quy mô từ 6 - 8 làn xe đã được phê duyệt cách đây 10 năm (2011). Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 16,3 km trên địa phận tỉnh Bình Dương được đưa vào khai thác, chiếm 18,3% chiều dài toàn tuyến.

Hiện Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt dự án thành phần 1A và 1B, dự kiến khởi công trong quý III năm 2021. Các dự án thành phần 2A, 2B, đoạn 3, đoạn 4 đang trong quá trình hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Dự án đường Vành đai 4 cũng được Chủ tịch UBND TP HCM kiến nghị làm nhanh. Dự án này có tổng chiều dài hơn 197 km (đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa-Vũng Tàu). Dự án Vành đai 4 có quy mô từ 6-8 làn xe, được Thủ tướng duyệt vào 4/2013 với tổng mức đầu tư dự kiến 100.000 tỷ đồng.

Hiện giai đoạn 1, quy mô 4 làn xe mới đưa vào khai thác 11 km, đoạn qua Khu CN VSIP IIA và Khu CN Mỹ Phước 3.

Phương Trang (tổng hợp)

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.