Ba bài học từ chiến dịch đẩy mạnh thanh toán điện tử của Trung Quốc
Những năm gần đây, sau khi Trung Quốc đạt được kết quả ấn tượng từ chiến dịch đẩy mạnh thanh toán trực tuyến nhằm thay thế hoàn toàn tiền mặt, một số quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Malaysia cũng công bố định hướng tương tự kèm báo cáo và dự án đề xuất để đạt mục tiêu này.
Nhiều chuyên gia xác định một số thách thức phải giải quyết tại những quốc gia đang phát triển và ngay cả những nước đã phát triển vượt bậc về công nghệ bởi tài chính, thanh toán là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, dễ bị tấn công.
Tại Việt Nam, việc ra đời hàng loạt ứng dụng ví điện tử và sự náo loạn của thị trường ở giai đoạn khởi đầu đang khiến nhiều người dùng chưa an tâm. Trong khi đó, quy chế quản lý vẫn chưa thực sự chặt chẽ và bắt kịp với tốc độ phát triển của công nghệ mới.
Tạp chí tài chính Newsavvy đã tổng hợp ba bài học từ Trung Quốc, nơi tiền mặt, về cơ bản, đã nhường chỗ cho thanh toán di động, về những gì cần thực hiện cũng như kinh nghiệm nên phát huy hoặc cải tiến.
Trao phần thưởng hấp dẫn cho người dùng
Chặng đường trở thành phương thức thanh toán phổ biến nhất ở Trung Quốc của WeChat cho thấy một số nguyên nhân quan trọng dẫn tới thành công của một nền tảng hay ứng dụng thanh toán điện tử.
Một cách đơn giản, Tencent (chủ sở hữu WeChat) đã chi hàng trăm triệu USD (nếu không phải là hàng tỉ USD) để khuyến khích người dùng xây dựng thói quen thanh toán bằng WePay.
Ví dụ, WeChat cung cấp các sản phẩm đầu tư lãi suất rất cao để thúc đẩy kho người dùng khổng lồ liên kết tài khoản ngân hàng của họ với tài khoản WeChat. Chiến lược này thành công đến mức một ứng dụng trò chuyện của Hàn Quốc là KaKaoTalk đã quyết tâm sử dụng.
Hơn nữa, WeChat đã đạt được thỏa thuận với rất nhiều doanh nghiệp như nhà hàng, chuỗi đồ ăn nhanh, cửa hàng thời trang... để giảm giá cho người thanh toán bằng WePay.
Cuối cùng, một chiến lược đơn giản nhưng hiệu quả là cung cấp những phần quà hấp dẫn, đánh trúng tâm lí người dùng thanh toán di động để họ dần xây dựng thói quen sử dụng theo thời gian.
Nguồn: Newsavvy
Giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển hệ thống thanh toán
Để trở thành một xã hội không tiền mặt, các quốc gia phải đảm bảo những phương thức thanh toán điện tử được chấp nhận phổ biến ở khắp các cơ sở thương mại, dịch vụ.
Nếu không, người tiêu dùng sẽ không cảm thấy thoải mái khi để ví ở nhà bởi họ không thể phụ thuộc vào thanh toán di động để giải quyết tất cả các nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
Tuy nhiên, chỉ đơn thuần cung cấp trình đọc mã QR miễn phí là không đủ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các hộ gia đình kinh doanh vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ lối kinh doanh tiền mặt truyền thống và dễ dàng sau nhiều năm.
Thay vào đó, chính phủ phải có khả năng khiến các chủ doanh nghiệp cảm thấy cần chấp nhận thanh toán bằng thẻ hoặc ứng dụng để đạt được thành công lớn hơn, hoặc thậm chí là không đóng cửa. V
í dụ, điều gì sẽ xảy ra nếu một công ty thanh toán điện tử thực hiện chương trình hoàn 20% tiền mặt cho tất cả các bữa ăn của một nhà hàng trong một năm?
Điều đó chắc chắn sẽ giúp thu hút nhiều khách hàng hơn đến với các quán hàng chấp nhận thanh toán điện tử và đặt những người còn lại vào tình huống buộc phải lựa chọn.
Một số biện pháp khác cũng hiệu quả như cung cấp khoản miễn thuế đáng kể cho các hóa đơn thanh toán điện tử trong vài năm đầu tiên.
Thanh toán bắt nguồn từ tiện lợi mà đến từ ưu đãi
Hiện nay, hầu hết cuộc thảo luận xung quanh chiến lược hạn chế tiền mặt đang tập trung vào quá trình nâng cấp để ứng dụng thuận tiện và đồng bộ hơn cho người dùng.
Tuy nhiên, điều quan trọng, sự tiện lợi không phải là động cơ đủ lớn để khuyến khích người dân từ bỏ thói quen truyền thống và chấp nhận lối sống mới.
Mặt khác, khuyến khích bằng tiền tệ đã được xem là chất xúc tác mạnh mẽ cho thay đổi xã hội như vậy. Ví dụ, thẻ tín dụng thường đi kèm những phần thưởng như hoàn tiền mặt và các chuyến du lịch sang trọng.
Trong quá trình thực hiện chiến dịch, cả chính phủ và các công ty Trung Quốc liên quan đều phải công nhận điểm này. Một khi người tiêu dùng đã có thói quen sử dụng thanh toán điện tử hàng ngày thì họ sẽ không trở lại với tiền mặt dù các ưu đãi tiền tệ không còn.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/