|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Australia tái khẳng định cam kết đối với than đá (Phần 1)

07:07 | 20/12/2018
Chia sẻ
Một số nhà bảo vệ môi trường tỏ ra thất vọng khi chứng kiến Australia đứng sau Mỹ trong kế hoạch thúc đẩy các ý tưởng sử dụng than đá.
australia tai khang dinh cam ket doi voi than da phan 1 IEA: Nhu cầu than đá toàn cầu dự kiến tăng cao cho tới năm 2023
australia tai khang dinh cam ket doi voi than da phan 1

Australia tái khẳng định cam kết đối với than đá. Ảnh minh họa: TTXVN

Tuần báo The Guardian Australia vừa đăng tải bài viết nhận định về chính sách năng lượng của nước này. Theo bài viết, Australia đã tái khẳng định cam kết quốc gia đối với than đá – dưới sự bảo trợ không ngừng của Mỹ - bằng việc xuất hiện trong một sự kiện thúc đẩy sử dụng nhiên liệu hóa do Chính phủ Mỹ tổ chức, bên lề các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc (LHQ) ở Ba Lan.

Australia là quốc gia duy nhất, ngoài nước chủ nhà, có mặt tại sự kiện mang tên “Công nghệ đổi mới của Mỹ thúc đẩy năng động kinh tế”, được thiết kế để “hướng dẫn cách sử dụng nhiên liệu hóa thạch một cách sạch sẽ và hiệu quả nhất có thể, cũng như việc sử dụng năng lượng hạt nhân không phát thải”.

Patrick Suckling, Đại sứ môi trường của Australia và là người đứng đầu đoàn đàm phán về khí hậu quốc gia, đã có bài phát biểu tại hội thảo: “Australia có các tiếp cận công nghệ trung lập để giảm phát thải.

Điều quan trọng là chúng tôi đã làm và chúng tôi cần thúc đẩy mọi cấp bậc hoạt động để giảm phát thải. Chúng tôi cần mở rộng sự đổi mới và áp dụng công nghệ để cung cấp đa dạng các nguồn cung dành cho an ninh năng lượng và giảm khí phát thải”.

Ông Suckling cho biết Australia sẽ tiếp tục tăng gấp đôi đầu tư đổi mới công nghệ có lượng phát thải thấp vào năm 2020. Ông Suckling nhận định thu hồi và lưu trữ khí carbon – “một công nghệ đã được chứng minh” – là rất quan trọng trong bất kỳ mô hình nào của giảm phát thải và cần ứng dụng công nghệ này trên tất cả các ngành công nghiệp.

Tuy nhiên, Simon Bradshaw, một nhà tư vấn chính sách thay đổi môi trường của Tổ chức Oxfam Australia, đã tỏ ra thất vọng khi chứng kiến Australia đứng sau Mỹ trong kế hoạch thúc đẩy các ý tưởng sử dụng than đá.

“Đây là 'cái tát' thẳng vào mặt các quốc gia láng giềng của chúng ta tại Thái Bình Dương. Việc chấm dứt kỷ nguyên sử dụng nhiên liệu hóa thạch là vấn đề sống còn đối với họ và các quốc gia này đang làm việc với quyết tâm cao, nhằm tạo ra các nỗ lực quốc tế mạnh mẽ hơn trong việc đối phó với khủng hoảng khí hậu. Họ luôn kiên quyết chống lại các mong muốn của đại đa số người dân Australia”, ông Bradshaw nói.

Theo ông Bradshaw, tiếp tục sử dụng than đá không chỉ không kinh tế, mà còn “là thước đo của nhiều hơn nữa sự sống bị cướp đi, sự cố thủ của tình trạng nghèo đói, nạn đói toàn cầu gia tăng và số người bị mất đất đai, nhà cửa ngày càng nhiều lên”.

Ông nói rằng lời khuyên của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu cho thấy rõ ràng không có chỗ cho than mới và cách ứng xử của Australia với than đá đã cô lập quốc gia này với phần còn lại của thế giới.

Diễn đàn Khí hậu dễ bị tổn thương, bao gồm một nhóm 48 quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, đã cam kết đạt 100% năng lượng tái tạo muộn nhất vào giữa thế kỷ này. Một số quốc gia phát triển khác, bao gồm Anh, Pháp, Canada và New Zealand cũng đưa ra cam kết loại bỏ năng lượng than đá vào năm 2030. Well Griffith, cố vấn chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, diễn giả của hội thảo cùng với ông Suckling, đã nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục khai thác nhiên liệu hóa thạch, đồng thời cảnh báo sẽ chống lại “báo động” về thay đổi môi trường. Ông Griffith phát biểu: “Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng không quốc gia nào phải hy sinh sự thịnh vượng kinh tế hay an ninh năng lượng để theo đuổi môi trường bền vững”.

Xem thêm

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.