|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

ASEAN vẫn là thị trường 'béo bở' cho cá tra Việt Nam trong 2019?

08:09 | 22/02/2019
Chia sẻ
Trong năm 2019, VASEP dự báo nhu cầu nhập khẩu cá tra tại ASEAN, đặc biệt là thị trường Thái Lan, Philippines và Singapore tiếp tục tăng trưởng ổn định. 

"Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tiếp tục tăng tỉ trọng tại các thị trường này", VASEP nhận định.

Nhìn lại năm 2018, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 202,6 triệu USD, tăng tới 41,5%. Trong đó, 3 thị trường xuất khẩu đơn lẻ lớn nhất là Thái Lan (tăng 48,8%), Singapore (20,7%) và Philippines (32,1%).

asean con la thi truong beo bo cho ca tra viet nam nam 2019
Nguồn: VASEP

Như vậy, cho đến nay, ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của các DN cá tra Việt Nam sau Mỹ, Trung Quốc và EU.

Năm 2018, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Thái Lan đạt 76 triệu USD. Đây là thị trường khu vực ASEAN tiêu thụ nhiều cá tra Việt Nam nhất, chiếm tỉ trọng 36,8% của cả khu vực.

Ngoài Thái Lan, trong năm 2018, xuất khẩu cá tra sang hai thị trường Singapore và Phillipines cũng đạt mức tăng trưởng cao với giá trị đạt lần lượt 42,3 triệu USD và 37,4 triệu USD.

Tuy nhiên, VASEP thông tin hiện nay, ngoài Trung Quốc thì Indonesia cũng đang nhen nhóm ý định gia tăng sản xuất, mở rộng quy mô nuôi cá tra để nhắm tới thị trường Trung Đông và một số thị trường trong khu vực ASEAN do nhận thấy nhu cầu khá lớn tại hai khu vực này.

Cục Xuất nhập khẩu cho hay Bộ Thủy sản và Nghề cá Indonesia đặt mục tiêu xuất khẩu cá tra đạt 15.000 tấn, trị giá 25 triệu USD trong năm 2019.

Theo Bộ Thủy sản và Nghề cá Indonesia, việc ra mắt thương hiệu “Cá tra Indonesia” tại Trung Đông vào cuối năm 2018 của nước này có tác động tích cực lên việc tiêu thụ sản phẩm cá da trơn của nước này.

Dữ liệu FAO cho thấy, nhập khẩu cá tra (philê và cắt miếng) của Arab Saudi đạt 50 triệu USD hàng năm. Bên cạnh đó, Indonesia cũng có kế hoạch tăng xuất khẩu cá tra philê sang thị trường Mỹ.

Xem thêm

Đức Quỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.