|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Áp lực ngân sách

11:14 | 15/09/2017
Chia sẻ
Theo số liệu được thống kê, tổng thu ngân sách trong 8 tháng đầu năm là 706,9 ngàn tỷ đồng, mới đạt 58,3% dự toán năm, cho thấy áp lực thu ngân sách trong 4 tháng còn lại là khá lớn.

8 tháng đầu năm nay tiếp tục chứng kiến mức thâm hụt ngân sách 40.4 ngàn tỷ đồng, tuy nhiên bên cạnh nỗi lo bội chi ngân sách triền miên còn là cơ cấu các khoản thu chi chưa phù hợp cũng như chưa đạt được như kỳ vọng, làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, gây lãng phí nguồn lực và áp lực thêm lên chính sách tài khóa cho giai đoạn sắp tới.

Đáng chú ý là thu từ dầu thô dù chỉ mang về 28 ngàn tỷ đồng nhưng đã đạt 73% dự toán năm, điều này có lẽ một phần nhờ vào giá dầu đã phục hồi ổn định trong năm nay cũng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hồi tháng 6 yêu cầu Tập đoàn Dầu khí (PVN) điều chỉnh kế hoạch khai thác dầu thô năm 2017 và phải đạt mục tiêu đề ra để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

ap luc ngan sach
Ảnh minh họa

Mặc dù chịu áp lực từ việc các dòng thuế nhập khẩu giảm xuống theo các hiệp định tự do thương mại đã ký kết thời gian qua, nhưng thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu cũng đạt tiến độ kế hoạch khi 8 tháng thu được 121.1 ngàn tỷ đồng, tương ứng với 67% dự toán năm. Với kim ngạch xuất nhập khẩu đều có sự tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó nhập khẩu tăng trưởng cao hơn xuất khẩu tương ứng là 22% và 18%, nên cũng đã giúp nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giữ được sự ổn định.

Trong khi đó, thu nội địa dù đạt 556.4 ngàn tỷ đồng nhưng lại chỉ mới đạt 56% dự toán năm, do đó Chính phủ tất yếu sẽ tăng cường thu trong thời gian còn lại của năm nay cũng như cho giai đoạn sắp tới. Cần biết rằng thu nội địa là khoản mục thu quan trọng trong tổng thu ngân sách Nhà nước và cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong suốt thời gian qua, cụ thể 8 tháng đầu năm nay chiếm đến 79% tổng thu ngân sách.

Mới đây, Chính phủ cũng đã có những động thái bằng cách triển khai hàng loạt giải pháp để gia tăng các nguồn thu thuế, phí trong nước như đánh thuế lên hoạt động kinh doanh trực tuyến qua mạng, tăng học phí, viện phí tại các tỉnh thành, đề xuất điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường xăng dầu, thuế VAT, bổ sung các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, nghiên cứu và xây dựng Luật thuế tài sản, đề xuất đánh thuế việc sở hữu căn nhà thứ hai, xét xử và truy thu tài sản trong các đại án tham ô, tham nhũng…

Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều rằng, trong một môi trường kinh doanh mà chịu quá nhiều các loại thuế phí ở mức cao thì động lực đầu tư kinh doanh, mở rộng hoạt động sản xuất có thể bị suy giảm, người dân thắt chặt chi tiêu, điều này không những ảnh hưởng lên tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn mà về lâu dài có thể ảnh hưởng ngược lại đến nguồn thu của Nhà nước do hoạt động kinh doanh và sức mua tiêu dùng trở nên trì trệ.

Ngược lại, một khoản mục chi rất quan trọng và cần thiết là chi đầu tư phát triển lại không đạt được như mong đợi, cụ thể 8 tháng đầu năm nay chi đầu tư phát triển chỉ mới đạt 131.1 ngàn tỷ đồng, tương ứng 36.7% so với dự toán năm. Đây là tỷ lệ thuộc loại thấp nhất trong nhiều năm qua. Tiến độ chi đầu tư phát triển thực hiện quá chậm không những ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, việc làm mà còn gây ra lãng phí nguồn lực và giảm hiệu quả huy động vốn trái phiếu Chính phủ.

Trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, Chính phủ đã thực sự sốt ruột và liên tiếp nhắc nhở, yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công suốt từ đầu quý 2 đến nay, tuy nhiên kết quả dù có sự cải thiện trong 2 tháng gần đây nhưng dường như vẫn chưa đạt được như mong muốn. Theo tính toán, nếu giải ngân đạt kế hoạch là 357,150 tỷ đồng sẽ kéo theo tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng khoảng 300 ngàn tỷ đồng và GDP sẽ tăng thêm khoảng 100 ngàn tỷ đồng, góp phần đáng kể trong thực hiện mục tiêu tăng GDP 6.7%.

Gần đây nhất, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 70/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, nhằm phấn đấu giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017 thuộc tất cả các nguồn vốn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2017.

Không chỉ ảnh hưởng tới thị trường vốn, thị trường lao động, nhiều chuyên gia kinh tế còn quan ngại thâm hụt ngân sách ngày càng lớn và áp lực trả nợ tăng sẽ đẩy lạm phát tăng cao trong năm nay.

Ngoài yếu tố giá cả, mất cân đối thu chi ngân sách cũng là một trong những nguyên nhân khiến lạm phát có thể gia tăng trong năm nay bởi để bù đắp thâm hụt ngân sách, Nhà nước phải sử dụng nhiều công cụ điều chỉnh, trong đó có những công cụ gây ra lạm phát.

ap luc ngan sach

Tăng gấp đôi thuế xăng dầu: Thường vụ Quốc hội không chấp thuận

TVQH đề nghị Chính phủ làm rõ cơ sở để đề xuất nâng mức trần khung đối với xăng, dầu lên gấp đôi.

ap luc ngan sach

Quốc hội quyết định mức ngân sách hỗ trợ xây dựng đặc khu kinh tế đặc biệt

Theo Dự thảo mới nhất về Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, căn cứ yêu cầu phát triển của từng đơn ...

ap luc ngan sach

'Cởi trói' để thu hút tư nhân tham gia PPP

Nhu cầu đầu tư đến gần 2 triệu tỉ đồng, nhưng ngân sách lại ít. Muốn thu hút được tư nhân tham gia các dự ...

Mai An (th)