|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ấn Độ sẽ rà soát vụ việc chống trợ cấp ống thép hàn không gỉ từ Việt Nam và Trung Quốc

16:08 | 18/02/2021
Chia sẻ
Hàng hóa thuộc đối tượng rà soát là ống thép hàn không gỉ được phân loại theo các mã HS 7306.40.00, 7306.61.00, 7306.69.00, 7306.11.00, 7306.21.00.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 11/2, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) thông báo khởi xướng điều tra rà soát phạm vi sản phẩm trong vụ việc chống trợ cấp đối với một số sản phẩm ống thép hàn không gỉ có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.

Đây là vụ việc rà soát giữa kỳ theo yêu cầu của nguyên đơn là Công ty Kunshan Kinglai Hygienic Material nhằm loại trừ các sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn Thiết bị xử lý sinh học (ASME BPE) của Hiệp hội Kỹ sư cơ khí Hoa Kỳ (ASME), ra khỏi phạm vi lệnh áp thuế chống trợ cấp theo Thông báo số 4/2019-Customs (CVD) ngày 17/9/2019.

Hàng hóa thuộc đối tượng rà soát là ống thép hàn không gỉ (welded stainless steel pipes and tubes), được phân loại theo các mã HS 7306.40.00, 7306.61.00, 7306.69.00, 7306.11.00, 7306.21.00).

Cuộc điều tra này chỉ nhằm mục đánh giá lại phạm vi sản phẩm và xem xét loại trừ một số sản phẩm có các tiêu chuẩn đặc biệt mà ngành sản xuất nội địa Ấn Độ không sản xuất được. 

Theo đó, DGTR sẽ không xem xét lại biên độ trợ cấp và thiệt hại trong vụ việc gốc trước đây. Các bên liên quan có thể liên hệ và nộp các thông tin, tài liệu cần thiết cho DGTR trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. 

Trong trường hợp không nhận được thông tin trong thời hạn quy định, DGTR sẽ sử dụng các dữ liệu sẵn có để đưa ra quyết định phù hợp.

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các bên liên quan trong trường hợp xuất khẩu các sản phẩm đạt được các chứng nhận tiêu chuẩn đặc biệt, cần phối hợp với các đối tác nhập khẩu Ấn Độ cung cấp thông tin để chứng minh và đề nghị loại trừ các sản phẩm này khỏi phạm vi lệnh áp thuế.

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại để trao đổi thông tin và nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Như Huỳnh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.