Hà Nội 18 °C | 09:30PM, 08/01/2025
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

AEON sẽ mở thêm 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam

09:20 | 20/05/2023
Chia sẻ
Hiện Việt Nam là nước được AEON đầu tư lớn nhất trên thế giới, với hơn 1,18 tỷ USD.

Tại cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Akio Yoshida - Chủ tịch điều hành Tập đoàn AEON, cho biết thời gian tới, AEON sẽ phát triển khoảng 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam, tập trung kinh doanh siêu thị, và vui chơi giải trí.

Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng mở rộng nhập khẩu hàng Việt Nam để phân phối tại hơn 20.000 trung tâm thương mại tại Nhật Bản.

Hiện, AEON đã mở 6 trung tâm thương mại tại các tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế…. Đến nay, Việt Nam là nước được AEON đầu tư lớn nhất trên thế giới, với hơn 1,18 tỷ USD.

 Một trung tâm thương mại của AEON tại Việt Nam. (Ảnh: AEON).

Thủ tướng đề nghị AEON tiếp tục đầu tư thêm các trung tâm thương mại, các khu Outlet tại các khu vực ngoại thành, kết hợp mua sắm với vui chơi, giải trí; đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại không chỉ ở các thành phố lớn như hiện nay mà mở rộng ra các tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao, dân số đông, là trung tâm dịch vụ, du lịch như: Quảng Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thái Nguyên, Nghệ An, Tây Nguyên, Khánh Hòa, An Giang…

Theo Thủ tướng, Việt Nam có 5 yếu tố nền tảng quan trọng mà AEON và các nhà đầu tư khác có thể mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam đó là: Việt Nam xác định tiêu dùng là một động lực tăng trưởng; có thị trường hơn 100 triệu dân, dân số trẻ và số người trung lưu trở lên ngày càng tăng mạnh, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước có thu nhập trung bình cao.

Ngoài ra, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản càng ngày càng phát triển tốt đẹp; hàng hóa của Nhật Bản được người dân Việt Nam ưa dùng; hàng hóa Việt Nam phong phú, với các thế mạnh về lương thực, thực phẩm, dệt may, da giày… và đang được xanh hóa, phù hợp với xu thế tiêu dùng chung của thế giới.

Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị AEON tăng cường nhập khẩu, đưa hàng hóa Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như: Da giầy, thủy hải sản, lương thực, thực phẩm. Việt Nam đang xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; đầu tư dịch vụ logistics đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi, giảm giá thành cho các sản phẩm. 

Chí Dũng

Thống đốc NHNN giải thích lý do không thể đồng thời mở rộng chính sách tiền tệ và tài khoá
Theo Thống đốc do tình hình kinh tế khó lường, không thể có chính sách tiền tệ và tài khóa đồng thời mở rộng, NHNN đã chọn phương án phù hợp để kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ.