|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

ADB tăng qui mô gói hỗ trợ ứng phó với đại dịch COVID-19 từ 6,5 tỉ lên 20 tỉ USD

07:53 | 14/04/2020
Chia sẻ
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã tăng gấp ba qui mô gói hỗ trợ ứng phó đại dịch COVID-19, từ 6,5 tỉ USD lên 20 tỉ USD, để giúp các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB đương đầu với những tác động nghiêm trọng về y tế và kinh tế vĩ mô do dịch bệnh gây ra.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã tăng gấp ba qui mô gói hỗ trợ ứng phó đại dịch COVID-19 lên tới 20 tỉ USD và phê duyệt các biện pháp tinh giản hoạt động nhằm cung cấp hỗ trợ nhanh chóng và linh hoạt hơn.

Trước đó hôm 18/3, ADB đã công bố một gói hỗ trợ trị giá 6,5 tỉ USD để giúp các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB đương đầu với những tác động nghiêm trọng về y tế và kinh tế vĩ mô gây ra bởi đại dịch COVID-19.

ADB tăng qui mô gói hỗ trợ ứng phó với đại dịch COVID-19 từ 6,5 tỉ lên 20 tỉ USD - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Gói hỗ trợ mới bổ sung trị giá 13,5 tỉ USD, trong đó có 2,5 tỉ USD vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại, bao gồm việc thành lập một Quỹ Ứng phó đại dịch COVID-19 trong khuôn khổ Quĩ Hỗ trợ chống khủng hoảng theo chu kì của ADB.

Quĩ mới này sẽ cung cấp các khoản tài chính trị giá khoảng 13 tỉ USD giúp chính phủ của các quốc gia thành viên đang phát triển thực hiện những chương trình chi tiêu khắc phục khủng hoảng theo chu kì nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19, với trọng tâm cụ thể dành cho người nghèo và người dễ tổn thương.

Nguồn vốn viện trợ không hoàn lại sẽ tiếp tục được triển khai nhanh chóng để cung cấp trang thiết bị phòng dịch cá nhân và vật tư y tế từ các nguồn mua sắm được mở rộng. Khoảng 2 tỉ USD sẽ được cung cấp cho khu vực tư nhân. Những khoản vay và bảo lãnh sẽ được cung cấp cho các định chế tài chính để kích thích thương mại và các chuỗi cung ứng.

Các khoản vay tín dụng vi mô và hỗ trợ bảo lãnh được tăng cường, cùng với một quĩ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ - gồm cả doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ - bị thiếu hụt thanh khoản, sẽ được triển khai đồng thời với khoản tài trợ trực tiếp cho các công ty bị ảnh hưởng bởi COVID-19 hoặc để ứng phó với đại dịch.

Chủ tịch ADB, ông Masatsugu Asakawa, nhận định, đại dịch này đe dọa kéo lùi nghiêm trọng những thành tựu về kinh tế, xã hội và phát triển ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương, đảo ngược những tiến bộ về giảm nghèo, và đẩy các nền kinh tế vào suy thoái.

Gói hỗ trợ mở rộng và toàn diện của ADB sẽ được cung cấp nhanh hơn, linh hoạt hơn và mạnh mẽ hơn cho các chính phủ và khu vực tư nhân ở những quốc gia thành viên đang phát triển nhằm giúp họ khắc phục những thách thức khẩn cấp trong việc ứng phó đại dịch và suy thoái kinh tế.

Đánh giá gần đây nhất của ADB, được công bố ngày 3/4, đã ước tính tác động toàn cầu của đại dịch vào khoảng 2,3% - 4,8% tổng sản phẩm quốc nội. Tăng trưởng của khu vực được dự báo giảm từ 5,2% vào năm ngoái xuống còn 2,2% trong năm 2020.

K.Hà

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).