|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

ACV giảm tỷ lệ sở hữu tại SASCO xuống 48%

17:15 | 09/12/2016
Chia sẻ
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã có thông báo về kế hoạch bán 3.945.000 cổ phiếu của CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất – SASCO (SAS) nhằm giảm tỷ lệ sở hữu tại công ty này từ 51% xuống 48%.

ACV dự kiến thoái vốn thông qua giao dịch khớp lệnh từ ngày 6/12/2016 đến ngày 4/1/2017. Trong kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3/2016 của ACV, SAS đóng góp 12% doanh thu, 14% lợi nhuận gộp và 6% lợi nhuận trước thuế. Do đó, việc bán 3% cổ phần tại công ty này và SAS từ công ty con trở thành công ty liên kết sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận gộp của ACV.

Hiện tại, ACV đã có kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu tại 2 trong 3 công ty con về mức 48% nhằm chuyển các khoản đầu tư vào ngành kinh doanh không chủ chốt này, bao gồm Công ty cổ phần Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (SGN) và SAS, thành các công ty liên kết.

acv giam ty le so huu tai sasco xuong 48
Ảnh minh họa: Infonet

Trong tương lai, mảng kinh doanh chính của ACV sẽ bao gồm các dịch vụ vận hành cảng hàng không và an ninh sân bay (đặc biệt là các dịch vụ cất hạ cánh, dịch vụ hành khách và dịch vụ an ninh sân bay) mà công ty giữ vị thế độc quyền. Và ACV sẽ nắm cổ phần thiểu số tại công ty con chuyên về các mảng kinh doanh liên quan đến sân bay khác, là những phân khúc mà ACV không nắm vị thế độc quyền và xem là không chủ chốt.

Theo Quyết định số 37/2014/ QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ACV có thể giảm tỷ lệ sở hữu tại SGN (chuyên cung cấp các dịch vụ check-in, xử lý hành lý, vé máy bay, kiểm soát hành khách đi/đến) và SAS (chuyên kinh doanh hàng miễn thuế, dịch vụ ăn uống) xuống dưới 51%. Ngược lại, ACV vẫn phải nắm ít nhất 75% cổ phần tại Công ty Cổ phần dịch vụ nhiên liệu hàng không Nội Bài (NAFSC) do công ty này nằm trong danh mục ngành nghề nhà nước phải sở hữu ít nhất 75%.

Hiền Anh

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.