|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

5 sự kiện có thể cản đà tăng trưởng kinh tế Việt Nam ba quý còn lại của 2022

14:45 | 06/05/2022
Chia sẻ
Mặc dù lo ngại những sự kiện đó có thể làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những quý sắp tới của năm 2022, ACBS vẫn duy trì kỳ vọng rằng tốc độ tăng trưởng GDP sẽ dần phục hồi trong ba quý cuối năm 2022.

Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán ACB (ACBS) nhận định một số sự kiện có thể gây ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong những tháng sắp tới của năm 2022.

Đầu tiên là việc Fed và các ngân hàng trung ương lớn khác tăng lãi suất. Fed cũng đã công bố mức tăng 50 điểm phần trăm vào 5/5, thấp hơn mức tăng 75 điểm phần trăm được thị trường đồn đoán.

Thứ hai là chương trình thắt chặt định lượng (Quantitative Tightening – QT) của Fed. Tiếp theo là căng thẳng địa chính trị kéo dài tại biên giới Nga-Ukraine.

Ngoài ra việc Trung Quốc đóng cửa một số thành phố lớn do bùng phát dịch COVID-19, bao gồm thành phố Thâm Quyến, Đông Quan, Thượng Hải và Tây An; và lạm phát gia tăng trên bình diện toàn cầu cũng là hai sự kiện được ACBS đề cập đến.

Mặc dù lo ngại những sự kiện đó có thể làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những quý sắp tới của năm 2022, ACBS vẫn duy trì kỳ vọng rằng tốc độ tăng trưởng GDP sẽ dần phục hồi trong ba quý cuối năm 2022 với sự hỗ trợ của các yếu tố sau.

Đầu tiên là tất cả các hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và tăng trường, qua đó sẽ thúc đẩy các hoạt động từ khu vực FDI về mặt đầu tư và xuất khẩu.

Bên cạnh đó là sự phục hồi của các ngành dịch vụ sau khi được phép mở cửa lại phần lớn các loại hình kinh doanh dịch vụ đi kèm với việc mở cửa trở lại đón khách du lịch quốc tế và các hoạt động giao thông vận tải trở lại vận hành bình thường.

Ngoài ra, gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ ước tính khoảng 337.000 tỷ đồng (291.000 tỷ đồng cho gói hỗ trợ tài khóa và 46.000 tỷ đồng cho gói hỗ trợ tiền tệ), để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau dịch COVID-19 sẽ được giải ngân bắt đầu từ quý II cùng với hơn 420.000 tỷ đồng (trong tổng số 530.000 tỷ đồng) vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước cần giải ngân từ đây tới cuối năm 2022 sẽ thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong ba quý cuối năm 2022.

Nhìn chung, ACBS duy trì quan điểm rằng nền kinh tế của Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt trong khoảng 5,8% - 6,9% trong năm 2022. 

4 tháng đầu năm, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã lấy lại đà tăng trưởng và và tiếp tục ghi nhận các yếu tố cơ bản tăng trưởng tương đối tốt trong tháng 4.

Cụ thể, hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và tăng trưởng, trong đó IIP ghi nhận mức tăng trưởng dương trong tháng 4 với mức tăng 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái và ghi nhận tăng hơn 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong 4 tháng 2022. 

Ngoài ra, chỉ số PMI cũng tiếp tục chỉ báo những dấu hiệu hồi phục trong tháng 4, giữ ở mức 51,7 so với tháng trước nhờ các điều kiện kinh doanh được cải thiện trong bảy tháng liên tiếp.

Vốn FDI giải ngân cũng phục hồi trong 4 tháng 2022 (tăng 7,6% so với mức tăng 6,8% trong 4 tháng 2021) chủ yếu nhờ các biện pháp kiểm dịch và giãn cách xã hội được nới lỏng, và các hoạt động sản xuất công nghiệp hồi phục và tăng trưởng.

Mặc dù vốn FDI đăng ký trong 4 tháng 2022 giảm 19,8% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn ở mức cao so với thời điểm cùng kỳ trước dịch năm 2019. ACBS duy trì quan điểm lạc quan rằng dòng vốn FDI trong tương lai sẽ vẫn mạnh do Việt Nam vẵn là một điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp FDI.

Chỉ số CPI trung bình 4 tháng 2022 tăng 2,01% so với cùng kỳ năm ngoái, hơi cao một chút do giá xăng dầu tăng cao trong kỳ, nhưng lạm phát vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Chính phủ là 4% và vẫn trong tầm kiểm soát. 

Anh Đào

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.