|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

7 cố vấn đặc biệt, trẻ trung của tổng thống Indonesia

11:15 | 26/11/2019
Chia sẻ
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã đặt niềm tin vào nhiệm kỳ thứ hai của mình bằng những cố vấn đặc biệt, với những gương mặt trẻ trong nhóm "millennials".
 - Ảnh 1.

Tổng thống Widodo (thứ 4 từ trái sang) và nhóm 7 cố vấn thuộc thế hệ “millennials” trong cuộc gặp ngày 21-11 - Ảnh: Jakarta Globe

Trong số những cá nhân được ông Widodo trao gửi niềm tin, có 7 người xuất phát từ nhóm "millennials" đặc biệt của Indonesia. Họ là những doanh nhân, doanh nhân xã hội và doanh nhân giáo dục.

Tên gọi ngành nghề như trên dùng để chỉ những doanh nhân kết hợp hoạt động kinh doanh của mình với trách nhiệm phát triển xã hội, giáo dục, từ thiện, và cả một nền kinh tế của người trẻ nữa.

Chờ đột phá của người trẻ

Mô hình này tất nhiên tạo ra bất ngờ cho công chúng, và vì vậy nó chứa đựng cả những mặt lợi - hại khác nhau. Thêm vào đó, sự bổ sung của đội ngũ đặc biệt này trong vai trò cố vấn cho tổng thống cũng bị một số người cho là bước đi ngược đời.

Vì Tổng thống Widodo từng nói sẽ đưa bộ máy vào khuôn khổ, nhưng đồng thời cũng khiến đội ngũ dưới trướng tổng thống bị phân chia.

Trong 12 trợ lý, thì 7 người có xuất phát điểm là nhóm "millennials", với nền tảng được mô tả là những người sáng tạo. Bảy người trẻ được Tổng thống Widodo "chọn mặt gửi vàng" gồm: 

Adamas Belva Syah Devara (CEO, nhà sáng lập Ruangguru), Andi Taufan Garuda Putra (sáng lập Amartha Fintech), Ayu Kartika Dewi (đồng sáng lập SabangMerauk), Putri Tanjung (CEO Creativepreneur), Gracia Billy Mambrasar (CEO Kitong Bisa), Angkie Yudistia (CEO, sáng lập Thisable Enterprise) và Aminuddin Maruf (chủ tịch của Phong trào sinh viên Hồi giáo Indonesia).

Độ tuổi của họ rải từ 23 tới 36, trong đó người trẻ nhất là Putri, sinh năm 1996. Cô cũng là con gái của "ông trùm" truyền thông Chairil Tanjung.

Những người được chọn không chỉ hỗ trợ các hoạt động mang tính hình thức và đơn điệu, mà còn được kỳ vọng mang tới tư duy đột phá trong cách điều hành guồng máy của chính quyền ngài Jokowi.

Sự tham gia của nhóm "millennials" này được xem sẽ mang lại màu sắc tươi tắn, đáp ứng những thách thức của một kỷ nguyên ngày càng tiến bộ và phức tạp, tinh vi hơn.

Vì sao là "millennials"?

Thuật ngữ "thế hệ millennials" bắt nguồn từ hai sử gia và tác gia người Mỹ William Strauss và Neil Howe. Học giả và giới nghiên cứu luôn dùng cột mốc những năm 1980 để nói về thời điểm nhóm này được sinh ra, và các mốc giữa 1990 tới 2000 để kết thúc nhóm "millennials".

Đặc điểm của thế hệ này là rất dễ... chán. Họ muốn có một lịch làm việc linh hoạt. Họ phê phán các hiện tượng xã hội. Họ đa năng và luôn mang tới hình ảnh tức thời, chớp nhoáng.

Sự lựa chọn của ngài Jokowi đối với nhóm này dĩ nhiên dựa trên nhiều lợi ích. Đó không chỉ là đáp án cho nhu cầu lý tưởng nhằm trả lời các thách thức của thời đại số hóa toàn tập hiện nay, mà còn là một hình thức điều tiết, dung hòa chính trị.

Thế hệ "millennials" cần có không gian, nhưng chưa đủ để được cân nhắc bước chân vào vòng quay quyền lực. Việc thế hệ này tham gia vòng quay quyền lực chắc chắn mang lại nhiều lợi ích.

Đầu tiên, giúp hiểu được xu hướng của chính thế hệ "millennials", trong khi chúng ta đều hiểu thế hệ này có những đặc tính khác biệt với lớp đi trước. Dĩ nhiên, có những "millennials" trong cấp cố vấn tổng thống sẽ giúp tổng thống đọc được và toan tính tốt hơn đối với những chính sách trước thử thách thời đại.

Sự nhạy cảm trong thời số hóa cũng chắc chắn thuộc về thế hệ "millennials", chứ không phải những người già. Vì vậy, đổi lại nhóm trẻ này sẽ là những người có khả năng phản ứng trước thời đại mới.

Thứ hai, họ dám đột phá và thích ứng nhanh. Dấu ấn của thế hệ này là việc dám thực hiện những bước đột phá, vì vậy sự sáng tạo ở nhiều lĩnh vực sẽ được kích thích khi họ được cống hiến dưới tư cách bộ trưởng. Đặc biệt trong bối cảnh thời đại công nghiệp 4.0, đây là những tố chất cần thiết để thích nghi với kỷ nguyên thế giới thay đổi trong kinh doanh và tiêu dùng kỹ thuật số.

Thứ ba, về chính trị, có thể thấy đây là thế hệ đại diện cho số lượng cử tri khá lớn, vì vậy nó cũng quyết định tới bầu cử. Trong cuộc bỏ phiếu 2019, gồm bầu cử tổng thống, cử tri "millennials" là một trong những yếu tố quyết định chiến thắng với số lượng áp đảo. Điều đó khiến việc trao quyền lực cho họ là hành động thích hợp.

Có thể nói sự tham gia của thế hệ "millennials" trong vòng tròn quyền lực của ông Widodo không hẳn chỉ phản ánh thành tựu của họ, mà bên cạnh đó còn có những nhân tố chính trị ảnh hưởng tới lý do họ góp mặt trong vòng quay quyền lực này.

Về mặt tích cực, họ có thể mang lại làn gió tươi mới cho chính quyền, hạn chế những thế lực tinh hoa hay đầu sỏ chính trị ngăn cản tư tưởng mới. Nhưng không thể chối bỏ sự thật rằng họ góp mặt cũng là cách để phân chia và bảo tồn quyền lực.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Arif Nurul Imam (nhà phân tích chính trị và giám đốc Công ty nghiên cứu và tư vấn IndoStrategy) - Mạnh Đức dịch

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.