|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

5 tháng đầu năm: Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài chỉ bằng 43% so với cùng kỳ

13:45 | 27/05/2024
Chia sẻ
Trong 16 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, các nước tiếp nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Hà Lan, Lào, Mỹ, và New Zealand ...

Theo Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 136,07 triệu USD với 42 dự án mới và 10 lượt điều chỉnh vốn. Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư ra nước của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ bằng 43% so với cùng kỳ.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 16 ngành. Trong đó, vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (chiếm 43,1% vốn), công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 23,9% vốn); bán buôn, bán lẻ (chiếm 8,3% vốn), còn lại là các ngành khác.

Trong 16 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, các nước tiếp nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Hà Lan (40,1%); Lào (36,8%); Mỹ (5,6%); New Zealand (4,3%);…

Lũy kế đến 20/5, Việt Nam đã có 1.733 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam hơn 22,25 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,6%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,6%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,8%); Campuchia (13,1%); Venezuela (8,2%);…

Ở chiều ngược lại, trong 5 tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 11,07 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023. Ước tính các dự án đầu tư ra nước ngoài đã giải ngân được khoảng 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2023. 

Ngọc Bảo

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.