5 mẹo tiết kiệm hàng chục triệu đồng cho các mẹ bỉm sữa
Chào đón thêm một thành viên mới trong gia đình là điều tuyệt vời nhưng cũng trở thành mối lo ngại về chi phí cho các bà mẹ và ông bố trẻ! Là một bà mẹ với 2 đứa con, chuyên gia tài chính Ashley Marcin của tạp chí Wisebread đã tiết lộ dự định tiết kiệm trong suốt năm đầu đời của một em bé với kết quả đáng ngạc nhiên chỉ bằng cách hạn chế chi phí mua sắm quần áo và phụ kiện cần thiết! Hãy cùng xem!
1. Xem lại kho đồ cũ
Trước khi làm bất cứ điều gì khác, bạn nên xem qua tất cả các thùng đựng đồ cũ trong nhà. Đối với các gia đình đã có con trước đó không lâu, đây là điều đương nhiên. Tái sử dụng những gì bạn có thể là lựa chọn khôn ngoan.
Những thứ như quần áo, tã vải không nên mua mới quá nhiều bởi các bé sẽ lớn rất nhanh trong 12 tháng đầu tiên và việc sử dụng lại sẽ giúp bạn tăng gấp đôi số tiền tiết kiệm ban đầu. Ngoài ra, nếu bạn có đồ dùng trẻ em cũ không muốn sử dụng, hãy thử bán lại để mua đồ mới.
2. Mua đồ cũ
Nếu bạn có thể bán đồ cũ của mình thì bạn hoàn toàn có thể mua đồ cũ từ người khác để tiết kiệm tiền. Chiếc xích đu đắt tiền mà bạn thêm vào danh sách mua sắm có thể chỉ được dùng trong 2 tháng bởi các em bé lớn rất nhanh. Điều đó có nghĩa là các cửa hàng tiết kiệm và cửa hàng ký gửi đang đầy ắp những thiết bị chất lượng với giá chỉ bằng một phần nhỏ của giá gốc.
Bạn thậm chí có thể tìm kiếm trên các mạng xã hội như Facebook để phát hiện nhanh những món đồ được thanh lí giá rẻ tại một nơi nào đó gần nhà.
Nguồn: Wisebread
3. Mua sắm thông minh
Tất nhiên, có những thứ chúng ta sẽ muốn hoặc cần mua mới. Đối với những món đồ đó, Ashley dành thời gian để nghiên cứu và so sánh giá cả. Bất cứ khi nào rời khỏi Target hoặc Walmart và phát hiện thứ gì đó, cô sẽ rút điện thoại ra và kiểm tra các mức giá tốt nhất. Nếu thấy mức giá tốt hơn ở một nơi khác, đó là nơi bạn nên mua hàng.
Ngoài ra, đừng quên tận dụng những đợt khuyến mại, voucher giảm giá hoặc các sự kiện lớn như Black Friday, Cyber Monday và các sự kiện bán hàng theo mùa khác để tạo lợi thế cho mình. Lập danh sách những gì bạn đang tìm mua, duyệt qua các cửa hàng yêu thích để tìm kiếm các ưu đãi khác. 9 tháng mang thai cho phép bạn có dư dả thời gian để làm những việc này.
4. Cần ít hơn
Một lợi thế khác của việc trở thành bà mẹ giàu kinh nghiệm là hiểu rằng bạn không cần mọi thứ trong danh sách mua sắm. Về lý thuyết, trẻ sơ sinh chỉ cần quần áo cơ bản, nơi ngủ an toàn, sữa mẹ hoặc sữa công thức và tình yêu. Phần còn lại chỉ là những yếu tố bổ sung. Tất nhiên, mỗi gia đình có lối sống khác nhau nhưng trước khi mua mọi thứ bạn nói rằng mình cần, hãy nghĩ về cách chi tiêu của chính bạn.
Đối với Ashley, điều này có nghĩa là em bé không cần tới giường riêng hoặc thậm chí là cũi bởi bé có thể ngủ cùng mẹ trong tháng đầu và không cần dự trữ bình sữa nếu cho con bú sữa mẹ hoàn toàn. Rất nhiều danh sách mua đồ của các bà mẹ hoàn toàn không thiết thực. Cố gắng chống lại những món đồ không có tác dụng với bạn và cách sống của gia đình bạn.
5. Chờ đợi
Một danh sách mua sắm đồ cho bé thực sự không cầu kì. Chắc chắn sẽ có những món đồ thực sự cần thiết và một số chỉ để cho vui. Tuy nhiên, một trong những mẹo tiết kiệm khá hiệu quả là chờ đợi cho tới ngày gần sinh nở. Trong thời gian đó, bạn sẽ nhận được hỗ trợ từ người thân, bạn bè…, nhận được nhiều đồ cũ và đồ không sử dụng đến và tiết kiệm được số tiền đáng ngạc nhiên.
Chống lại sự thôi thúc muốn mua đồ sớm thực sự khó khăn nhưng vấn đề là không phải tất cả trẻ em đều lớn với tốc độ như nhau. Những ước tính của bạn về một món đồ cuối cùng có thể hoàn toàn trái ngược. Cuối cùng, nếu bạn có thể sống mà không cần bất cứ thứ gì trong một hoặc hai ngày nữa, rất có thể bạn cũng sẽ không cần nó trong thời gian dài.