5 lý do khiến giá bitcoin có thể sớm đạt mức cao nhất mọi thời đại
Theo Cointelegraph, giá bitcoin (BTC) đã chịu áp lực vì động thái bán ra của nhiều "cá voi", thuật ngữ chỉ những nhà đầu tư cá nhân và tổ chức sở hữu hơn 1.000 bitcoin trở lên, trong 2 tháng qua. Tuy nhiên, 5 chỉ số chính cho thấy rằng những người bán này sắp một lần nữa trở về tích lũy bitcoin.
Trong khi đó, nhu cầu mua, giao dịch và tích lũy bitcoin của các tổ chức, doanh nghiệp cũng vẫn ở mức cao. Tất cả những diễn biến đó đều có thể là nguyên nhân thúc đẩy giá bitcoin sớm đạt mức kỷ lục mới, mức cao nhất mọi thời đại trong thời gian tới.
Vì sao giá bitcoin sẽ sớm tăng đến mức kỷ lục mới
1. "Cá voi" bitcoin ngừng bán
Số lượng "cá voi" bitcoin đã giảm hơn 10% kể từ ngày 8/2 đến nay, cho thấy một đợt bán tháo đáng kể đã xảy ra. Mặc dù giá bitcoin đã đạt được 2 mức cao nhất mọi thời đại trong suốt 2 tháng bán phá giá đó, nhưng mức tăng giá tổng thể đã chậm lại đáng kể. BTC được cho là vẫn đang mắc kẹt ở mức kháng cự là khoảng 60.000 USD. Tuy nhiên, kể từ ngày 31/3, những "cá voi" bitcoin lớn đã ngừng bán.
Tái cân bằng danh mục đầu tư khi một quý kết thúc là thời điểm điển hình để bán tháo và vì bitcoin đã tăng giá 104% kể từ đầu năm nay nên nhiều nhà đầu tư đã mong đợi đà bán thảo sẽ dừng lại và sự thật diễn ra đúng như vậy.
Ông Grayscale, một trong những nhà quản lý tài sản kỹ thuật số lớn nhất đã thông báo vào ngày 6/4 rằng họ vừa tái cân bằng quỹ vốn hóa kỹ thuật số của mình với chi phí bán bitcoin.
2. Nhà đầu tư bitcoin dài hạn đang chậm lại
Khi bitcoin phá vỡ mức giá cao nhất trước đó của năm 2019 vào tháng 10/2020, điều này tạo ra một trong những đà tăng nhanh nhất, kéo dài nhất. Chỉ số CDD trên blockchain thể hiện "khối lượng" mà những người bán hàng dài hạn đang bán bitcoin ra thị trường.
Nó được tính bằng cách lấy số lượng coin trong một giao dịch và nhân nó với số ngày kể từ khi những đồng xu đó được chi tiêu lần cuối. Điều này có nghĩa là CDD càng cao thì số lượng bán ra càng nhiều.
Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2021, lượng bán của những nhà đầu tư dài hạn không chỉ chậm lại đáng kể mà gần như đã quay trở lại mức tương đương với đợt bán tháo hồi năm 2020. Điều này cho thấy rằng họ ngày càng tin tưởng vào việc giá bitcoin sẽ sớm tăng cao hơn trong thời gian tới.
3. Các thợ đào bitcoin đang tích lũy bitcoin
Vì nguồn thu nhập của các thợ đào bitcoin là BTC mới được khai thác, họ thường xuyên phải bán số BTC đã khai thác của mình để trả cho các chi phí hoạt động như tiền điện. Tuy nhiên, một số thợ đào có xu hướng suy đoán về giá và tích lũy bitcoin như một loại hình đầu tư.
Cụ thể, bằng cách hãm lại việc bán bitcoin, những thợ đào đó đã trở thành người tích lũy ròng. Điều này được thể hiện trong chỉ số thay đổi vị trí ròng của người khai thác, cho thấy sự thay đổi trong 30 ngày.
Lần cuối cùng các thợ đào tỏ ra lưỡng lự trong việc bán bitcoin của họ là ngay trước một đợt tăng giá lớn gần 3 tháng trước. Sự thay đổi tích cực này cũng cho thấy rằng các thợ đào đang kỳ vọng giá bitcoin sẽ cao hơn trong tương lai gần.
4. Nhu cầu thể chế vẫn ở mức cao
Bất chấp áp lực bán từ những "cá voi", nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp đối với bitcoin không hề chậm lại. Khối lượng chuyển ròng của bitcoin đến hoặc ra khỏi các sàn giao dịch vẫn chìm trong sắc đỏ, gần như ở mức thấp trong lịch sử, có nghĩa là nhiều bitcoin hiện đang được rút ra khỏi các sàn giao dịch hơn là được ký gửi.
Đây là dấu hiệu cho thấy những đồng tiền này đang được chuyển sang lưu trữ. Điều này là điển hình cho các tổ chức, vì họ có xu hướng đầu tư dài hạn và thích các giải pháp lưu ký an toàn hơn thay vì để chúng trên sàn giao dịch.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, đã có một đợt suy thoái nguồn cung lịch sử đối với số dư bitcoin trao đổi. Xu hướng này tăng lên kể từ khi có nhiều tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư lớn bắt đầu gia nhập thị trường, sở hữu số lượng lớn bitcoin từ tháng 11/2020.
Thực tế, số dư bitcoin trên các sàn giao dịch đã giảm liên tục trong vài tháng qua, đặc biệt là trên Coinbase, nền tảng hàng đầu được các nhà đầu tư tổ chức lựa chọn.
Về phần mình, hôm 9/4, Coinbase đã công bố thu nhập và triển vọng quý I/2021, tuyên bố rằng: "Tài sản trên nền tảng là 223 tỷ USD, chiếm 11,3% thị phần tài sản tiền điện tử, bao gồm 122 tỷ USD từ các tổ chức… Chúng tôi kỳ vọng đạt mức tăng trưởng lớn hơn vào năm 2021 nhờ doanh thu giao dịch và lưu ký do sự quan tâm của tổ chức đối với loại tài sản tiền điện tử ngày càng tăng".
Như vậy, dữ liệu này còn cho thấy sự tự tin của Coinbase rằng xu hướng mua có khả năng sẽ tiếp diễn trong tương lai.
5. Mô hình giao dịch tam giác tăng dần hàng tuần
Kể từ đầu tháng 2, một mô hình tam giác tăng dần hàng tuần đã hình thành. Về mặt thống kê, mô hình biểu đồ này cho thấy khả năng cao là giá bitcoin sẽ tiếp tục tăng.
Nếu giá tăng lên, kích thước của hình tam giác cho thấy mục tiêu bứt phá tiềm năng hướng tới mức 79.000 USD. Mặc dù việc tăng giá kỷ lục hay giảm giá là điều không ai có thể chắc chắn nhưng mô hình giao dịch tam giác vẫn là một biểu đồ đáng tin cậy để theo dõi cùng với các tín hiệu chính trên blockchain.
Các lực lượng mạnh mẽ trên thị trường tiền điện tử - cho dù họ là những nhà đầu tư dài hạn, thợ đào hay "cá voi" bitcoin, tất cả đều cho thấy họ có dấu hiệu tin tưởng vào việc giá bitcoin ngày càng tăng.