|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

5 cách để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nhân

10:49 | 23/11/2018
Chia sẻ
Định vị thay cho tìm kiếm sứ mệnh, rèn kỹ năng huấn luyện con người, dựa vào những tập đoàn lớn là cách để doanh nhân tạo lợi thế cạnh tranh trên thương trường.

"Yếu tố nào khiến doanh nghiệp trở nên khác biệt, và lý do khiến khách hàng chọn bạn và doanh nghiệp của bạn chứ không phải những đối thủ khác? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nhân thường xuyên tự đặt cho bản thân.

Sức ảnh hưởng có thể thay đổi cuộc sống cũng như công việc kinh doanh của doanh nhân chỉ khi họ tận dụng hết các lợi thế của nó.

Trong nền kinh tế mới mẻ đầy thách thức, doanh nhân cần tận dụng mọi lợi thế mạnh của mình, đặc biệt trong công việc kinh doanh. Giành lợi thế cạnh tranh không hề dễ dàng và sự phức tạp là điều không thể tránh khỏi, nhưng triển vọng tăng trưởng sẽ bù đắp lại quãng thời gian khó khăn. Sau đây là 5 cách đảm bảo giúp bạn giành được lợi thế cạnh tranh

Định vị thay vì tìm kiếm

Mọi người đều tìm kiếm cơ hội, khách hàng tiềm năng. Quá trình không có điểm kết thúc này rốt cuộc sẽ khiến doanh nhân kiệt sức, và khó có thể mở rộng quy mô. Một cách tiếp cận dễ dàng hơn đối với doanh nghiệp là hãy định vị bản thân như một chuyên gia hàng đầu hay một cố vấn đáng tin cậy trong lĩnh vực của mình. Doanh nhân cần thực hiện cách này một cách bài bản và mục đích, nhưng phần thưởng mà nó đem lại sẽ tăng theo cấp số nhân.

5 cach de tao loi the canh tranh cho doanh nhan
Mọi doanh nhân hãy trở nên thật xuất sắc và đặc biệt, và khiến mọi người cảm thấy được làm việc với bạn là một vinh dự. Đó là một lợi thế để tăng khả năng cạnh tranh trong kinh doanh.

Khi doanh nhân được công nhận như một chuyên gia, mọi người sẽ bắt đầu đến với bạn thay vì bạn phải theo đuổi họ. Mọi doanh nhân hãy trở nên thật xuất sắc và đặc biệt, và khiến mọi người cảm thấy được làm việc với bạn là một vinh dự

Hãy thất bại nhưng đừng bỏ cuộc

Tái định vị doanh nghiệp của mình và khiến nó trở nên đặc biệt. Hãy nghĩ đến hãng Disney. Không phải là những bộ phim, các công viên giải trí hay những chuyến đi chơi, công ty chính là nơi mà “Những giấc mơ trở thành hiện thực”. Hãy nghĩ về hãng Subway đã chuyển mình từ một chuỗi cửa hàng ăn nhanh thành thương hiệu về giảm cân.

Các công ty tạo ra sứ mệnh lớn hơn chính nó luôn thu hút hàng loạt nhân tài. Cuộc sống sẽ trở nên trọn vẹn hơn khi bạn hòa mình vào trong một cuộc vận động hoặc tạo ra thứ gì vĩ đại hơn chính mình.

Đứng trên vai người khổng lồ

Bạn không cần phải sáng tạo lại một thứ đã có sẵn, bạn cũng không cần phải tự tìm hiểu mọi thứ. Hãy tìm thứ gì đó đã thành công và khiến nó tốt hơn. Gary Vaynerchuck, doanh nhân nổi tiếng người Mỹ, từng đầu tư vào các Startup công nghệ đình đám như Twitter, Facebook, Venmo trong một cuộc phỏng vấn từng nói: "Một con chim cánh cụt không thể trở thành một con hươu cao cổ, vậy nên chúng ta hãy trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình".

Một người thông minh luôn học từ chính những sai lầm của bản thân, cũng như tất cả những người thành công khác. Song những người muốn có thành tựu ở đẳng cấp thế giới biết học từ sai lầm của người khác và do vậy rút ngắn đường cong học tập của họ và không mất nhiều thời gian.

Trở thành một nhà phát triển con người

Một trong những bài học lớn nhất mà nhiều doanh nhân thành dạt từng trải qua khi còn trẻ là nhận ra rằng họ không thể tự làm mọi việc. Bạn không chỉ cần một đội ngũ mạnh bên mình mà bạn còn cần phải biết cách phát triển và dẫn dắt họ.

Trong thể thao, những đội thành công nhất phối hợp với nhau rất ăn ý, khích lệ nhau và chỉ có một mục tiêu duy nhất: chiến thắng. Kinh doanh và cuộc sống cũng như vậy. Những người gần gũi với bạn, và những người hợp tác với bạn nhất chính là đội ngũ của bạn.

Bạn cần những người như thế nào để có một đội ngũ trong mơ? Tất cả những người thành công đã làm chủ được kỹ năng xây dựng tinh thần đồng đội và hỗ trợ những người xung quanh họ, khen ngợi những ưu điểm và bù đắp cho những thiếu sót của nhau.

Tạo ra những khách hàng cuồng nhiệt và ủng hộ bạn

Khả năng đáp ứng của thị trường cho nhu cầu nào đó của bạn không tồn tại. Kinh doanh là việc bạn kiểm soát những lời hứa và nếu những gì bạn mang lại cho khách hàng của mình vượt xa mong đợi thì bạn đang dẫn đầu cuộc chơi. Có được một khách hàng mới tốn kém hơn nhiều so với việc giữ chân khách hàng cũ.

Mục đích của kinh doanh là tạo ra những khách hàng cuồng nhiệt và ủng hộ bạn, những người sẵn sàng quảng cáo những gì bạn đang làm. Không phải bởi vì bạn yêu cầu họ, mà bởi vì họ muốn làm điều đó. Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo nhất chịu tác động bởi từng người trong tổ chức của bạn -- từ người lễ tân, bộ phận thư tín cho đến CEO. Bạn phải tạo ra văn hóa doanh nghiệp nơi mà mọi người đều say mê với việc làm hài lòng nhu cầu của khách hàng.

Minh Ngọc

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.