|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

3 công ty thua lỗ, Bộ GTVT xin Thủ tướng hỗ trợ

14:16 | 11/11/2017
Chia sẻ
Ba công ty này sau khi cổ phần hóa đều âm vốn chủ sở hữu, nợ thuế, bảo hiểm xã hội… nên chưa chốt được sổ bảo hiểm xã hội cũng như giải quyết các quyền lợi khác cho người lao động.

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động khi thực hiện cổ phần tại 3 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (CIENCO1).

Theo đó, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, Bộ GTVT tải đã chỉ đạo Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 thực hiện cổ phần hóa công ty mẹ và ba công ty thành viên, gồm Công ty đường 126, Công ty Xây dựng công trình 136 và công ty đường bộ 230.

3 cong ty thua lo bo gtvt xin thu tuong ho tro

Cầu Vàm Cống nối Đồng Tháp với Cần Thơ một trong những công trình có sự góp mặt của Cienco1. Ảnh: Internet

Trong đó, ba công ty này sau khi cổ phần hóa đều âm vốn chủ sở hữu, nợ thuế, bảo hiểm xã hội… nên chưa chốt được sổ bảo hiểm xã hội cũng như giải quyết các quyền lợi cho người lao động.

Để xảy ra tình trạng trên, Bộ GTVT cho biết CIENCO1 đã họp và xác định trách nhiệm thuộc về Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Tổng công ty cũng như Ban Chỉ đạo cổ phần hóa tại 3 đơn vị nêu trên. Theo đó, các đơn vị đã nghiêm túc rút kinh nghiệm, đồng thời kiểm điểm các tập thể, cá nhân có liên quan. Ngoài ra, cam kết kịp thời giải quyết chế độ cho lao động dôi dư sau khi Chính phủ hỗ trợ.

Trên cơ sở đó, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép hỗ trợ đơn vị kinh phí từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp Trung ương để chi trả cho 132 lao động dôi dư tại 3 công ty nêu trên với tổng số tiền là hơn 5,4 tỉ đồng. Mục đích, chi trả chế độ, chính sách cho lao động dôi dư khi cổ phần hóa.

Viết Long

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.