|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

100 tỉ USD: Mức vốn hóa thị trường mà giới doanh nghiệp Nhật khó đạt vì chậm thay đổi

06:17 | 17/12/2019
Chia sẻ
Giới doanh nghiệp ở Nhật Bản tăng trưởng nhanh hơn các doanh nghiệp Mỹ, châu Âu hay Trung Quốc trong khoảng 10 năm đầu, rồi sau đó mất đà nên rất khó đạt mức vốn hóa 100 tỉ USD.

Vào cuối năm 1989, khi nền kinh tế bong bóng của Nhật Bản tiến sát vực thẳm, các công ty Nhật Bản chiếm khoảng một nửa trong số 100 tập đoàn có giá trị nhất thế giới.

Bây giờ, doanh nghiệp đại diện duy nhất của đất nước mặt trời mọc trong danh sách đó là Toyota Motor.

Yếu tố lớn nhất khiến giá trị vốn hóa của các công ty Nhật Bản tăng trưởng ì ạch là các nhà điều hành không có khả năng thực hiện các nỗ lực bứt phá và tập trung nguồn lực vào các mảng kinh doanh chiến lược. 

Họ đang tụt lại phía sau ngay cả khi những đổi mới công nghệ và chiến lược mua lại thúc đẩy sự mở rộng của công ty trên khắp thế giới.

Toyota Motor

Sự gia tăng đáng kể về giá trị thị trường của tập đoàn Procter & Gamble so với các công ty Nhật Bản như Fast Retailing và Rakuten là một ví dụ điển hình.

Tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia của Mỹ đã bán hết bộ phận chip khoai tây Pringles và nhãn hiệu pin Duracell để tập trung vào bột giặt, chăm sóc da và 8 mảng cốt lõi khác trong 20 năm qua. 

Giới đầu tư đã thưởng Procter & Gamble bằng cách nâng giá trị của tập đoàn lên 300 tỉ USD từ mức 100 tỉ USD vào thời điểm đó.

Ngược lại, Fast Retailing - chủ sở hữu thương hiệu thời trang bình dân Uniqlo - đã không thể đạt giá trị vốn hóa 70 tỉ USD, và Rakuten, tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu của Nhật Bản, đã mất đà sau khi đạt 20 tỉ USD.

Tương tự, giá trị thị trường của Kao, một nhà sản xuất hàng tiêu dùng lớn của Nhật Bản, đã tăng gấp đôi, nhưng chỉ đạt 39 tỉ USD trong 20 năm.

Sàn Giao dịch chứng khoán Tokyo đang lên kế hoạch cải tổ danh mục thị trường để thu hút các nhà đầu tư trở lại. Họ muốn tạo ra một thị trường "cao cấp" cho các blue-chip, một danh mục dành riêng cho các doanh nghiệp có sức hấp dẫn mạng với nhà đầu tư.

Song có lẽ những thay đổi bề mặt như vậy sẽ không thể thu hút vốn quay trở lại Sàn Giao dịch chứng khoán Tokyo. Sàn đã có chỉ số của những doanh nghiệp hàng đầu: Chỉ số Topix Core 30. Nó bao gồm 30 doanh nghiệp lớn nhất về doanh số và giá trị vốn hóa thị trường. 

Chỉ số Topix Core 30 được đánh giá hàng năm để loại những doanh nghiệp có mức tăng trưởng thấp kết nạp những doanh nghiệp lớn có mức tăng trưởng cao.

Mặc dù vậy, Topix Core 30 lại hoạt động kém hơn nhiều so với các chỉ số kém danh giá hơn.

Các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng ngừng phát triển sớm hơn so với các đối thủ phương Tây và Trung Quốc. Nhiều tập đoàn của Nhật Bản phải vật vã trong hàng thập kỉ để đạt 10 nghìn tỷ yên (100 tỉ USD) vốn hóa thị trường.

Dữ liệu từ QUICK-Factset cho thấy, từ năm 1985 về sau, trong số các công ty vượt quá 10 tỉ USD (xấp xỉ 1 nghìn tỷ yên), 20% tập đoàn đạt 50 tỉ USD tại Nhật Bản, nhưng chỉ có 3,9% doanh nghiệp đạt 100 tỉ USD.

Chỉ 8 doanh nghiệp Nhật Bản từng vượt mức vốn hóa thị trường 100 tỉ USD, thấp hơn nhiều so với Mỹ (86 doanh nghiệp), châu Âu (53 doanh nghiệp) và Trung Quốc (18 doanh nghiệp).

ROA

Biểu đồ ROA theo năm của các doanh nghiệp Nhật Bản (xanh lục) và doanh nghiệp Mỹ (xanh dương). Nguồn: Giáo sư Hiroshi Shimizu

Các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng trưởng thành sớm, theo một báo cáo phân tích lợi nhuận trên tài sản do nhà nghiên cứu Hiroshi Shimizu thuộc Đại học Waseda thực hiện. 

Kết quả cho thấy lợi nhuận trung bình trên tài sản (ROA), một chỉ số về khả năng sinh lời so với tổng tài sản, của giới doanh nghiệp Nhật Bản đạt mức trên 10% khoảng 10 năm sau khi thành lập, sau đó bắt đầu giảm.

Diễn biến ROA của các công ty Nhật Bản trái ngược hoàn toàn với các doanh nghiệp Mỹ, với ROA ở mức 10% đến 12% trong thời gian dài.

Giáo sư Shimizu nhận định yếu tố lớn nhất dẫn đến sự khác biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản không thể chuyển nguồn lực từ những mảng yếu sang những mảng có tầm quan trọng chiến lược.

Kazushige Okuno, giám đốc đầu tư của Norinchukin Value Investments, nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp đang phát triển có thể duy trì động lực bằng cách tập trung nguồn lực vào các mảng cốt lõi và giành sự thống trị áp đảo trên thị trường.

Một số dấu hiệu đáng khích lệ đã xuất hiện. Cổ phiếu của Sony đã tăng lên mức cao nhất trong 17 năm do tập đoàn đã đầu tư vào kinh doanh cảm biến hình ảnh trong khi giảm quy mô của mảng điện tử tiêu dùng.

Keyence sản xuất cảm biến tự động hóa, dụng cụ đo lường và các sản phẩm sử dụng công nghiệp khác. Tập đoàn đã thể hiện xuất sắc khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiết của khách hàng và đang tiến đến ngưỡng 100 tỉ USD.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nhạc Phong

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.