ZTE đạt được thỏa thuận gỡ lệnh cấm bất chấp căng thẳng Mỹ - Trung leo thang
Mỹ sắp 'cởi trói' cho ZTE | |
ZTE có thể bị phạt 1,7 tỉ USD |
Lệnh cấm đối với nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ hai của Trung Quốc sẽ được gỡ bỏ khi công ty gửi 400 triệu USD vào tài khoản ký quỹ, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố thông báo rằng một thỏa thuận ký quỹ đã được ký kết.
Lệnh cấm, được áp dụng từ tháng 4 và khiến ZTE phải ngừng nhiều hoạt động chính, đã từng là nguyên nhân gây ra sự xích mích giữa Washington và Bắc Kinh, khiến cuộc tranh chấp thương mại leo thang.
"Thông báo hôm nay đánh dấu sự khởi đầu cho sự kết thúc của câu chuyện dài này," luật sư Douglas Jacobson, người đại diện cho các nhà cung cấp ZTE cho biết.
Thỏa thuận ký quỹ là một phần của thỏa thuận trị giá 1,4 tỷ USD mà ZTE đã đạt được với Bộ Thương mại vào tháng trước để lấy lại quyền tiếp cận các nhà cung cấp của Mỹ, vì ZTE phụ thuộc vào nhiều thành phần của họ để lắp ráp điện thoại thông minh và thiết bị mạng.
Lệnh cấm đã được áp dụng sau khi ZTE phá vỡ thỏa thuận vì đã vận chuyển bất hợp pháp hàng hóa và công nghệ của Mỹ đến Iran, vi phạm các lệnh cấm vận của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ảnh: Reuters. |
Thỏa thuận mới gồm một khoản phạt 1 tỷ USD mà ZTE đã trả cho Kho bạc Mỹ vào tháng trước và 400 triệu USD trong tài khoản ký quỹ mà Mỹ có thể tịch thu nếu ZTE vi phạm thỏa thuận mới nhất này. 1 tỷ USD là mức phạt bổ sung vào gần 900 triệu USD ZTE đã nộp vào năm ngoái.
Khi lệnh cấm được dỡ bỏ, ZTE, với khoảng 80.000 nhân viên, dự kiến sẽ khởi động lại các hoạt động chính. Quyết định gỡ lệnh cấm đối với ZTE trùng với thời điểm chính quyền ông Trump đưa ra một mối đe dọa mới về thuế quan 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc.
Trong tuyên bố của mình, Bộ Thương mại cho biết quyết định đối với ZTE là vấn đề thực thi pháp luật, không liên quan đến các cuộc thảo luận quy mô hơn về chính sách thương mại.
Theo thỏa thuận mới, ZTE bắt buộc phải thay đổi hội đồng quản trị và ban quản lý của mình trong vòng 30 ngày. Công ty cũng sẽ hoạt động trong 10 năm tới theo lệnh cấm. Lệnh cấm hiện tại có thể kéo dài đến 7 năm.
Ngoài ra, công ty phải thuê một nhà giám sát bên ngoài để theo dõi việc tuân thủ các quy định do Bộ Thương mại Mỹ lựa chọn. Bộ Thương mại Mỹ đã không thể chọn một nhà giám sát trong thời hạn 30 ngày, nhưng cho biết hôm 11/7 rằng, thời gian biểu đã được điều chỉnh để thực hiện việc rà soát đặc biệt.
Các thành viên của Thượng viện Mỹ đã kêu gọi Trump xem xét lại thỏa thuận này trong tháng trước, nhận định rằng ZTE đặt ra “một mối đe dọa đáng kể” đối với an ninh quốc gia.