|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu tôm sang Chile tăng vọt gần 15 lần

11:55 | 21/05/2019
Chia sẻ
Trong quý I năm nay, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Chile tăng tới gần 15 lần so với cùng kì năm ngoái, đưa thị trường này vươn lên vị trí thứ 46 trong top 60 các nước nhập khẩu tôm Việt Nam lớn nhất.

Xuất khẩu tôm sang Chile bứt tốc

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), ba tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Chile đạt 712.400 USD, tăng mạnh gần 15 lần so với cùng kì năm ngoái. Chile từ vị trí thứ 60 trong top các thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 46.

Xuất khẩu tôm sang Chile tăng vọt gần 15 lần - Ảnh 1.

Nguồn: VASEP

Một trong những thuận lợi hiện nay là Phòng Thương mại Việt Nam – Chile được thành lập từ giữa năm 2018 cũng tạo ra kênh hợp tác mới, tạo cơ hội gắn bó hơn cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước và thúc đẩy giao thương.

Hiệp định CPTPP và VCFTA đều đã có hiệu lực và đang được thực thi sẽ là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang Chile. 

VASEP khuyến nghị doanh nghiệp cần lưu ý các điều kiện như các chứng từ cần thiết để xin phép nhập khẩu hàng hoá vào Chile, giấy chứng nhận kiểm định sản phẩm do các phòng thí nghiệm hay các phòng kiểm định chất lượng cấp, giấy phép đăng kí sản phẩm tuỳ theo chủng loại và đáp ứng quy chuẩn an toàn để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.

VCFTA và CPTPP: Thuận lợi kép thúc đẩy xuất khẩu tôm sang Chile

Theo VASEP, Chile là một thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp tôm Việt Nam. Năm 2018, xuất khẩu tôm sang thị trường này mới chỉ đạt 667.700 USD, chiếm 0,02% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường.

Xuất khẩu tôm sang Chile tăng vọt gần 15 lần - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, VASEP cho rằng đứng trước các hiệp định FTA với Chile đã có hiệu lực, tôm Việt Nam có nhiều cơ hội rộng mở tại thị trường này trong thời gian tới.

Sau ba năm đàm phán, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile (VCFTA) đã được kết chính thức vào ngày 11/11/2011 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. 

Theo đó, sau khi VCFTA có hiệu lực, Chile cam kết xóa bỏ thuế cho 99,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Chile trong 10 năm. Thủy sản trong đó có tôm là một trong số những mặt hàng được hưởng mức thuế 0% từ 6% trước đó ngay khi hiệp định có hiệu lực.

So với thời điểm trước khi Hiệp định VCFTA có hiệu lực, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang Chile mới chỉ ở mức nghìn USD thì sau năm 2014 đã đạt được mốc triệu USD. Từ năm 2010 đến 2013, xuất khẩu tôm sang Chile dao động trong khoảng từ 57.600 USD đến 285.000 USD. Sau 2014, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Chile dao động từ 1 triệu USD đến 3 triệu USD.

Tuy vậy, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang Chile sau năm 2014 không ổn định và có xu hướng giảm. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đạt 3 triệu USD, sau đó giảm về 1 triệu USD năm 2015. 

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu tăng lên 2,7 triệu USD nhưng lại giảm về 1,2 triệu USD năm 2017. Năm 2018, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Chile giảm mạnh xuống 667.700 USD.

Dù Hiệp định Thương mại tự do giữa hai nước đã có hiệu lực nhưng doanh nghiệp vẫn gặp khó khi xâm nhập thị trường này. Nguyên nhân là số lượng doanh nghiệp chủ động đi mở thị trường chưa nhiều. Hoặc nếu có thì các doanh nghiệp vẫn ưu tiên ở những thị trường có sức tiêu thụ lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, còn thị trường mới như Chile chưa nằm trong kế hoạch của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, rào cản ngôn ngữ cũng tạo ra những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp hai nước, nhất là phía Chile, khi các hiệp hội thủy sản, doanh nghiệp, các website chỉ có tiếng Chile, không có tiếng Anh.

"Vì thế, doanh nghiệp thủy sản trong nước chưa biết nhiều về quốc gia Nam Mỹ này. Đây là điều bất lợi cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, nên dù cánh cửa vào Chile đã mở nhưng doanh nghiệp vẫn còn dè dặt" VASEP nhận định.

Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý khá xa, khiến chi phí vận chuyển cao, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp về giá cả và thời gian giao hàng cho nhà NK cũng là nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Chile chưa thể bứt phá.

Ngoài FTA song phương VCFTA, Việt Nam còn tham gia một hiệp định nữa với Chile đó là CPTPP. Ngày 14/1/2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam. 

CPTPP được cho là có số lượng sản phẩm tiếp cận thị trường nhiều hơn và thời gian giảm thuế nhanh hơn, dễ thực hiện hơn. Do đó, sau khi CPTPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này cũng có sự chuyển biến tích cực.

Đức Quỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.