|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

“Xuất khẩu gỗ sang Mỹ tiềm năng nhưng không nên quá lạc quan và vui mừng”

17:18 | 04/10/2016
Chia sẻ
Đó là nhận định của ông Ngô Sỹ Hoài, Phó tổng thư kí Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tại Hội thảo “Ngành công nghiệp chế biến gỗ: Mở cơ hội xuất khẩu”, diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 4/10.

Cơ hội rộng mở cho xuất khẩu

Ông Hoài cho hay: “Nhập khẩu gỗ vào thị trường Mỹ có tiềm năng lớn nhưng đó vẫn là bức tranh màu hồng, chúng ta không nên lạc quan và vui mừng trước. Mỹ từng áp thuế chống phá giá vào hàng gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc bởi vậy rất nhiều doanh nghiệp sản xuất gỗ của nước này đã dịch chuyển sang Việt Nam. Còn chúng ta xuất khẩu nhiều gỗ sang thị trường Mỹ chính là dồn hết trứng sang một giỏ, kể cả khi TPP được thông qua tạo cơ hội tăng khả năng xuất khẩu gỗ nhưng có thể có một ngày nào đó, Mỹ sẽ áp dụng thuế chống phá giá lên mặt hàng gỗ, như vậy ngành công nghiệp gỗ của chúng ta sẽ bị nặng hơn cả ngành cá tra, ngành hàng dệt may rất nhiều. ".

Hiện nay, Mỹ là thị trường quan trọng trên phương diện xuất nhập khẩu gỗ của Việt Nam. Cán cân thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Mỹ đang nghiêng về phía có lợi cho Việt Nam, với giá trị xuất khẩu vào thị trường này cao gấp khoảng 10 lần so với giá trị nhập khẩu.

Hàng năm, lượng gỗ nguyên liệu từ thị trường này vào Việt Nam lên tới gần 700.000 m3 gỗ quy tròn, chiếm 20% tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Mỹ là nguồn cung gỗ nguyên liệu lớn và an toàn nhất về mặt pháp lý cho Việt Nam.

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào thị trường này tiếp tục được mở rộng, bình quân 10 đến 15 %/năm. Trong đó, các mặt hàng nhóm sản phẩm HS 94 chiếm 95%. Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao bao gồm các loại ghế, nội thất văn phòng, nội thất nhà bếp và nội thất phòng ngủ.

7 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất sang Mỹ 153 m3 gỗ xẻ, trị giá 66.400 USD; 1.700 m3 ván sàn, 14m3 gỗ gụ, trị giá 10.000 USD. Bên cạnh đó, còn có khoảng 14 loài khác nhau được sử dụng để tạo ván ghép, đồ xây dựng, 10 đến 12 loài được sử dụng để làm các sản phẩm giá đỡ được xuất khẩu vào thị trường này.

Báo cáo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng cho biết, Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 đối với gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. 8 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt 644 triệu USD, giảm 2% so với cùng kì. Các mặt hàng xuất chủ yếu là các mặt hàng như dăm gỗ, nội thất văn phòng, nội thất phòng ngủ, các loại ghế và đồ gỗ khác.

Hiệp hội cũng cho biết, Nhật Bản sẽ đăng cai Thế vận hội Tokyo vào năm 2020 trong đó có cam kết sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp và bên vững trong các cơ sở hạ tầng. Điều này sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho ngành chế biến gỗ Việt Nam trong việc mở rộng thị trường này trong tương lại.

Theo đánh giá của ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends cho hay, Hàn Quốc là một trong những thị trường quan trọng nhất của Việt Nam trong việc tiêu thụ các sản phẩm gỗ và đồ gỗ. Hàng năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam, bình quân tăng 30%. Điều này cho thấy thị trường Hàn Quốc ngày càng quan trọng đối với các mặt hàng gỗ của Việt Nam.

Nhập khẩu gỗ có tín hiệu đáng mừng

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho hay: "Nguồn gỗ nhập khẩu đang và sẽ tiếp tục có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành gỗ. Bình quân mỗi năm, lượng gỗ nhập khẩu vào Việt Nam đạt 4 đến 4,5 triệu m3, với tổng số 160-170 loài. Trong đó, lượng gỗ nguyên liệu có độ rủi ro thấp về mặt pháp lý ngày càng tăng. Đây là những tín hiệu tích cực mình chứng cho những thay đổi quan trọng của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ, nhằm đáp ứng với những yêu cầu ngày càng cao về tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu trong sản phẩm từ các thị trường xuất khẩu".

Cũng theo báo cáo, từ năm 2013 đến nay, lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam tăng khoảng 400.000-500.000 m3 mỗi năm. Giá trị nhập khẩu cũng không ngừng tăng, bình quân hàng năm trên dưới 1,5 tỉ USD. Giá trị nhập khẩu gỗ xẻ chiếm 70% tổng giá trị nhập khẩu.

Bình quân mỗi năm có khoảng 160-170 loài gỗ tròn khác nhau được nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, các loài có lượng nhập khẩu lớn, trên 10.000m3/năm/loài chỉ có khoảng 20-25 loài, tương đương đương 10-15% trong tổng số loài nhập khẩu.

Tính đến hết tháng tháng 7 năm 2016, có 18 loài gỗ tròn có lượng nhập khẩu mỗi loại từ 10.000 m3 trở lên., chiếm 71% tổng lượng nhập khẩu. Lượng gỗ tròn có nguồn gốc từ rừng tự nhiên nhiệt đới chiếm khoảng 398.500 m3 và gỗ có nguồn gốc từ rừng trồng, rừng ôn đới chiếm 337.600 m3.

Bên cạnh đó, lượng gỗ xẻ thuộc nhóm rừng trồng/ôn đới được nhập khẩu vào Việt Nam là 707.220 m3, lượng gỗ xẻ có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới là 201.400 m3.

Ông Quyền cũng cho hay: "Giá trị gỗ gia tăng liên quan đến sử dụng nguyên liệu nên lượng gỗ sạch vào Việt Nam tăng là tín hiệu mừng cho ngành sản xuất gỗ của Việt Nam. Đến nay, các doanh nghiệp đã ý thức sản xuất nguồn gỗ sạch, kiểm soát nguồn cung, giảm thiểu rủi ro nguồn gỗ nguyên liệu".


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hồng Vũ

Khai thông rào cản đầu tư, Việt Nam sẽ bứt phá trong thu hút làn sóng FDI mới
GDP của Việt Nam đã tăng dần trong những năm gần đây. Nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ qua trong khu vực. Phân tích GDP theo ngành, sản xuất chế tạo là một trong những lĩnh vực đóng góp chính cho GDP của Việt Nam, chiếm khoảng 25% GDP và là ngành lớn nhất trong cơ cấu kinh tế Việt Nam.