|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Xây dựng khu công nghiệp hỗ trợ dệt may tại Huế

22:06 | 21/10/2016
Chia sẻ
Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đồng ý nội dung thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Đề án phát triển Khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, tại khu công nghiệp Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
xay dung khu cong nghiep ho tro det may tai hue
Khu công nghiệp Phong Điền. Ảnh: Báo Đầu tư.

Khu công nghiệp hỗ trợ này nằm tại khu công nghiệp Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, UBND tỉnh chịu trách nhiệm về việc xây dựng xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng đồng bộ của khu công nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp cam kết xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và cục bộ đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm và có kế hoạch giám sát cụ thể.

Đối với các dự án sản xuất trong khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may đáp ứng đủ điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật. Thủ tướng chỉ đạo, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu hoặc tương đương.

Đề án được áp dụng cơ chế chính sách áp dụng đối với khu công nghiệp hỗ trợ thực hiện theo Thông báo số 404 ngày 09/10/2014 của Văn phòng Chính phủ.

Đề án xây dựng khu công nghiệp này sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí rà phá bom, mìn, vật liệu nổ từ nguồn ngân sách địa phương. Đồng thời, dự án được miễn tiền thuê đất đối với đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, đối với đất còn lại được miễn tiền thuê đất 15 năm sau thời gian xây dựng cơ bản; được vay tối đa 70% tổng vốn đầu tư từ các tổ chức tín dụng.

Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cho các cá nhân làm việc tại khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và các cơ chế ưu đãi khác thực hiện theo quy định hiện hành.

Trước đó, ngày 2/7/2016, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý ngân sách trung ương hỗ trợ 100 tỉ đồng để đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải KCN hỗ trợ ngành dệt may.

Thái Hoàng

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).