|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Wrap & Roll: Cất cánh hay sẽ “cuốn gói”?

07:58 | 08/09/2016
Chia sẻ
Câu nói “sớm nở chóng tàn” mà nhiều người mô tả về các chuỗi ăn uống Việt Nam xem ra là đã phần nào thể hiện. Nhưng cũng có những người tiếp tục lạc quan. Wrap & Roll là 1 trong số đó.

Thị trường kinh doanh theo chuỗi nhà hàng hay quán cà phê của Việt Nam liệu còn hấp dẫn?

Câu trả lời có thể là không thì thời gian gần đầy, một số tên tuổi nổi tiếng đã gặp khó khăn như chuỗi cà phê NYDC đã đóng nhà hàng cuối cùng của mình tại Việt Nam sau gần 7 năm xuất hiện hay chuỗi The Kafe gặp khó khăn trong việc cân bằng dòng tiền.

Rồi chuỗi nhà hàng Burger King đã đóng cửa một vài cửa hàng gần đây khiến cho quy mô chuỗi này chỉ mới dừng lại ở con số 16. Còn nhớ vào 2012 khi lần đầu đặt chân đến Việt Nam, các nhà lãnh đạo của Burger King đã đặt ra mục tiêu rất tham vọng về việc mở được 60 nhà hàng chỉ trong vòng 5 năm tới. Hay 2012, chuỗi nhà hàng Phở 24h đã bán lại cho các nhà đầu tư ngoại dù được đánh giá là đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.

Câu nói “sớm nở chóng tàn” mà nhiều người mô tả về các chuỗi ăn uống Việt Nam xem ra là đã phần nào thể hiện. Nhưng cũng có những người tiếp tục lạc quan.

Còn nhớ vào 2014, việc thoái vốn khỏi Golden Gate khi chuyển nhượng cho quỹ Standard Chartered Private Equity đã mang lại mức hoàn vốn 9,1 lần cho Mekong Capital. Những kinh nghiệm đầu tư thành công tại Golden Gate được kì vọng sẽ được Mekong Capital áp dung một lần nữa vào Wrap & Roll.

wrap roll cat canh hay se cuon goi
Ảnh minh họa: Ndh.vn

Mới đây, quỹ đầu tư Mekong Capital thông báo họ sẽ rót 6,9 triệu USD vào chuỗi nhà hàng khá lâu năm của Việt Nam Wrap & Roll. Đây là khoản giải ngân đầu tiên của quỹ Mekong Enterprise Fund III với quy mô huy động tổng cộng 112 triệu USD.

Tiềm năng của thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam vẫn khả quan nhờ mức thu nhập tính theo đầu người đang gia tăng. Theo hãng nghiên cứu The Boston Consulting Group (BCG), tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ gia tăng gấp đôi vào 2020 lên khoản 33 triệu người. Mức thu nhập bình quân theo đầu người sẽ tăng lên mức 3.400 USD. Điều này đồng nghĩa là Việt Nam đang là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực khi xét về khía cạnh quy mô thị trường.

Điều này giải thích vì sao bên cạnh một số tên tuổi cũ ra đi thì thị trường Việt Nam vẫn đón chào những gương mặt mới. Điển hình là mới đây, chuỗi nhà hàng của Thái Lan là Coca Restaurants tiếp tục mở nhà hàng thứ 4 tại Bình Tân (Tp.HCM), đồng thời bày tỏ ý định sẽ gia tăng quy mô nhanh chóng trong vòng 5 năm tới. Cơ hội xem ra vẫn còn rộng lớn bất chấp áp lực cạnh tranh là khốc liệt.

Wrap & Roll được sáng lập bởi bà Nguyễn Thị Kim Oanh vào 2006. Tính đến nay, chuỗi có 11 nhà hàng tại TP.HCM và Hà Nội, ngoài ra có thêm 4 nhà hàng được nhượng quyền tại Singapore. Các món ăn tại đây mang đậm phong cách truyền thống Việt Nam như chả giò, gỏi, các muốn bánh tráng tự cuốn…

Theo bật mí trước đó của bà Oanh, doanh thu của mỗi nhà hàng Wrap&Roll tại Singapore vào khoảng 100.000 USD/tháng. Đến năm 2017, đối tác nhận nhượng quyền tại Singapore sẽ mở tổng cộng 8-10 nhà hàng Wrap & Roll tại quốc đảo này.

Giải thích lí do đầu tư vào Wrap & Roll, Ông Chad Ovel, Tổng giám đốc của Mekong Capital, cho rằng chuỗi này đã tạo nên một phong cách ẩm thực hiện đại để giúp khách hàng thưởng thức các món ăn Việt Nam đích thực và xây dựng được một nền tảng hạ tầng để giúp công ty tiếp tục phát triển với tốc độ cao.

Với sự giúp sức về tài chính từ quỹ đầu tư mới, bà Oanh kì vọng có thể nâng số nhà hàng hiện tại lên ít nhất là gấp đôi so với hiện nay, cũng như phát triển một chuỗi nhà hàng mang phong cách mới để áp ứng một phân khúc khách hàng khác trên thị trường Việt Nam.

Tất nhiên, thách thức kèm theo khi mở rộng quy mô cho Wrap & Roll không phải nhỏ, nhất là việc quản lí về chất lượng nhất quán giữa các nhà hàng và chi phí có thể vượt khỏi tầm kiểm soát mà The Kafe là một ví dụ, dù yêu cầu mở rộng nhanh quy mô để tân dụng Lợi thế kinh tế theo quy mô là một trong những yếu tố sống còn để một chuỗi F&B thành công.

Thực tế thì khi so sánh với tham vọng đặt ra lúc khai trương chuỗi thì cho đến nay, quy mô của chuỗi Wrap & Roll còn khá khiêm tốn. Trong khi việc nhượng quyền tại thị trường nước ngoài vẫn còn chông gai khi ngoài Singapore, một trong những quốc gia trọng điểm mà bà Kim Oanh nhắm đến là Australia vẫn chưa được thành công.

Mặc dù vậy, Wrap & Roll vẫn có ưu thế riêng nếu biết tập trung khai khác. Theo Ông Sean T Ngo, giám đốc điều hành của hãng tư vấn nhượng quyền VF Franchise Consulting, khá lạc quan về thương vụ đầu tư của Mekong Capital bởi Wrap & Roll là chuỗi được thiết kế khá độc đáo.

“Chuỗi nhà hàng Wrap & Roll là chuỗi nhà hàng cung cấp các sản phẩm thức ăn thuần túy của Việt Nam. Văn hóa Việt Nam và thức ăn của chuỗi này được đánh giá là khá hấp dẫn du khách nước ngoài. Thức ăn của Việt Nam so với các món ăn của các quốc gia khác được xem là giàu sức khỏe hơn, hương vị nhẹ nhàng và ngon miệnh. Dĩ nhiên, việc mở rộng ra thị trường quốc tế tuy có cơ hội nhưng sẽ cần tái thiết kế để phù hợp hơn”, ông Sean nói.

Đối thủ chính của Wrap & Roll đến từ những hãng kinh doanh khác có sản phẩm tương tự như các quán Phở vá Bún truyền thống của Việt Nam có giá cả thấp và đặc biệt là chuỗi nhà hàng Món Huế của Huy Việt Nam.

Chuỗi nhà hàng của Huy Việt Nam tăng tốc nhanh khá nhanh. Thành lập vào 2006, tính đến nay chuỗi này đã sở hữu 140 nhà hàng với nhiều thương hiệu như Món Huế, Phở Ông Hùng, Cơm Thố Cháy….Cạnh tranh với Huy Vietnam sẽ là điều không dễ dàng cho Wrap & Roll dù có trợ lực từ Mekong Capital.

Việt Nam đang là bãi chiến trường cho các thương hiệu nước ngoài đổ bộ. Theo số liệu mới nhất, tính đến tháng 7/2016 của Bộ Công Thương, Việt Nam đã có 148 thương hiệu quốc tế nhượng quyền thành công tại Việt Nam. Trong đó ngành thực phẩm và đồ uống vẫn chiếm ưu thế với một loạt các thương hiệu nổi tiếng đang hoạt động tại Việt Nam như KFC, Lotteria, Jollibee, Pizza Hut, Burger King, Starbucks, McDonald’s, Domino’s Pizza, Popeye’s Chicken, Texas Chicken, Coffee Bean & Tea Leaf... Câu chuyện cạnh tranh giữa các chuỗi nhà hàng Việt Nam với nhau và với các đối thủ nước ngoài xem ra rất đáng xem trong thời gian tới.

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.