Vượt Hàn Quốc, vốn Trung Quốc tăng tốc vào Việt Nam
Tàu điện Cát Linh Hà Đông - một dự án có sử dụng nguồn vốn từ Trung Quốc.
Theo đó, trong 2 tháng đầu năm 2017, cả nước có 313 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 2,028 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ; 137 lượt dự án tăng vốn với 759 triệu USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài chi 619 triệu USD mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp Việt, gấp 4 lần so với cùng kỳ 2016.
Tính chung, trong 2 tháng đầu năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 3,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 2,5 tỷ USD, chiếm đến 73,4% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 2 tháng.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 345,5 triệu USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư.
Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 222,6 triệu USD, chiếm 6,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Trong 2 tháng đầu năm 2017 có 61 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.
Singapore đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 881,6 triệu USD, Trung Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 721,7 triệu USD, Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 637,1 triệu USD.
Nếu như mọi năm, Hàn Quốc thường đứng số 1 về số vốn đầu tư vào Việt Nam thì năm nay bảng xếp hạng đã có sự đổi chỗ khi Trung Quốc vượt lên.
Bảng xếp hạng top 5 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam hầu như ít có sự góp mặt của nhà đầu tư Trung Quốc. Song năm nay, nước này đã tăng cường đầu tư vào Việt Nam qua hai hình thức là rót vốn thực hiện dự án hoặc mua cổ phần doanh nghiệp Việt. Các nhà đầu tư Trung Quốc thường chú trọng đến các dự án sản xuất xơ sợi, nhựa...
Trong 2 tháng, nhà đầu tư Trung Quốc đã đăng ký thực hiện 123 dự án tại Việt Nam và 174 lượt mua cổ phần, chiếm 21,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam
Một số dự án của nhà đầu tư Trung Quốc tiêu biểu là dự án nhà máy sản xuất Polyester và sợi tổng hợp Billion Việt Nam, tổng vốn đầu tư 220 triệu USD do nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh. Bên cạnh đó là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Lan Sơn và nhà máy nhựa Khải Hồng Việt, tổng vốn đầu tư 150 triệu USD do Công ty Wenzhou Hendy Mechanism and Plastics Co., Ltd (Trung Quốc) đầu tư tại Bắc Giang.
Trong hai tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 47 tỉnh thành phố, trong đó Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký là 791 triệu USD. Tp.Hà Nội đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký là 519 triệu USD. Tp.HCM đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký là 464,2 triệu USD chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư.
Cũng theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/2/2017, cả nước có 22.904 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 297 tỷ USD.
Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 156,35 tỷ USD, bằng 52,6% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/