|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vụ kết luận kiểm tra Khaisilk: Do nhân viên trà trộn hàng dịp 20/10?

08:08 | 30/10/2017
Chia sẻ
Kết quả kiểm tra cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai của Chi cục Quản lý thị trường cho rằng, do sơ suất trong quản lý, trước nhu cầu hàng hóa tăng đột biến vào dịp 20/10, nhân viên cửa hàng đã tự ý mua sản phẩm khăn lụa tơ tằm trên thị trường về cắt bỏ nhãn gốc Made in China sau đó khâu nhãn KhaiSilk Made in Việt Nam để bán cho khách hàng.
vu ket luan kiem tra khaisilk do nhan vien tra tron hang dip 2010

Quản lý thị trường lập biên bản kiểm tra tại cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai

Nguồn tin của Dân trí cho biết, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã có Báo cáo số 3009/BC-QLTT gửi Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) kết quả kiểm tra cửa hàng KhaiSilk số 113 Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm).

Theo báo cáo, cửa hàng 113 Hàng Gai do bà Nguyễn Thị Thu Nga là chủ hộ kinh doanh, có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể số 01c8003643, do UBND quận Hoàn Kiếm cấp.

Tại thời điểm kiểm tra, bà Nguyễn Thị Thu Nga thừa nhận, cửa hàng chuyên kinh doanh các mặt hàng lụa tơ tằm do Việt Nam sản xuất.

Tuy nhiên, do sơ suất trong quản lý, trước nhu cầu hàng hóa tăng đột biến vào dịp 20/10, nhân viên cửa hàng đã tự ý mua sản phẩm khăn lụa tơ tằm trên thị trường về cắt bỏ nhãn gốc Made in China sau đó khâu nhãn KhaiSilk Made in Việt Nam để bán cho khách hàng.

Tổng số hàng hóa cơ sở đã mua về và thay nhãn là 60 chiếc, đã bán 4 chiếc, còn tồn 56 chiếc. Giá niêm yết sản phẩm là 644.000 đồng/chiếc, tổng giá trị hàng hóa vi phạm là hơn 36 triệu đồng.

Điều đáng nói, trái ngược với kết luận trên, như Dân trí đưa tin trước đó, ngày 23/10, trên trang Facebook cá nhân của một khách hàng đã phản ánh sự việc mua phải khăn lụa Khaisilk có gắn mác “made in China” và trao đổi với báo chí ngay sau đó, doanh nhân Hoàng Khải, ông chủ của Tập đoàn Khaisilk - người đã từng được lên trang bìa của Forbes Việt Nam (số tháng 12/2013) đã thừa nhận những sản phẩm trên là hàng nhập từ Trung Quốc.

Ông này cúi đầu xin lỗi khách hàng và hứa bồi thường thiệt hại, thậm chí đã thừa nhận việc Khaisilk nhập khăn Trung Quốc và bán lẫn với khăn của Việt Nam từ giữa những năm 90 khi ngành sản xuất tơ lụa của Việt Nam suy thoái sau khi người mua phát hiện chiếc khăn lụa mang thương hiệu Khaisilk có tới 2 nhãn mác một là “Made in China” và một là “Made in Vietnam”.

Tiếp đó, Bộ Công Thương ngày 26/10 đã đề nghị Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin trên. Trường hợp, nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng, các đơn vị đề nghị ngay hướng xử lý.

Chiều qua 26/10, Đội 14 Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, Phòng cảnh sát kinh tế Công an Hà Nội và lực lượng chức năng đã đi kiểm tra, làm rõ thông tin báo chí đã đăng tại cửa hàng Khaisilk số 113 Hàng Gai.

Tại cuộc họp báo về kết quả triển khai dịch vụ điện tử chiều ngày 27/10, Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Đại Trí cho biết, Tổng cục Thuế vừa yêu cầu Cục thuế Hà Nội báo cáo việc chấp hành nghĩa vụ thuế của Tập đoàn Khaisilk.

Ông Trí cũng cho biết: "Tổng cục Thuế đã bước đầu chỉ đạo với cơ quan thuế ở Hà Nội đánh giá việc chấp hành nghĩa vụ thuế của Khaisilk. Hiện tại chưa có báo cáo cuối cùng của phía cơ quan kiểm tra nhưng "ít nhất sang tuần, có thể có thông tin cung cấp tới báo chí".

vu ket luan kiem tra khaisilk do nhan vien tra tron hang dip 2010 Khaisilk bội tín và mối nguy hàng Trung Quốc núp bóng

Một số doanh nghiệp Việt chỉ lo nhập hàng Trung Quốc về gắn mác hàng Việt bán kiếm lợi nhuận.

Phương Dung

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.