|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vụ án tại Cục Lãnh sự: Khởi tố thêm 2 giám đốc về tội 'Đưa hối lộ'

20:05 | 06/05/2022
Chia sẻ
Cơ quan An ninh điều tra khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Tường Vi (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn và đầu tư ATA Việt Nam) và Nguyễn Thị Dung Hạnh (Giám đốc Công ty TNHH G Việt Nam 19).

 

Mở rộng vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, ngày 6/5, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về tội "Đưa hối lộ" đối với Nguyễn Thị Tường Vi (Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn và đầu tư ATA Việt Nam); Nguyễn Thị Dung Hạnh (Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn G Việt Nam 19).

Đây là diễn biến mới trong quá trình mở rộng điều tra vụ án "Đưa hối lộ, nhận hối lộ" xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác.

Gần đây, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về tội "Nhận hối lộ" đối với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và 2 bị can khác gồm Phạm Trung Kiên (Chuyên viên Vụ trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế); Vũ Anh Tuấn (nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an).

Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an khởi tố vụ án "Nhận hối lộ" để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

4 cán bộ của Cục Lãnh sự bị khởi tố về tội "Nhận hối lộ" gồm Nguyễn Thị Hương Lan (sinh năm 1974, Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao); Đỗ Hoàng Tùng (sinh năm 1980, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao); Lê Tuấn Anh (sinh năm 1982, Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao); Lưu Tuấn Dũng (sinh năm 1987, Phó Trưởng phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao).

Xuân Tùng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.