|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Vòng kim cô Mỹ dành cho Huawei cũng gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp quốc tế

14:53 | 12/09/2020
Chia sẻ
Hàng loạt doanh nghiệp ở Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc sẽ mất hàng chục tỉ USD bởi nỗ lực ngăn chặn Huawei của chính phủ Mỹ.

Vào tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ cấm các doanh nghiệp bán linh kiện bán dẫn trải qua quá trình sản xuất với thiết bị hoặc phần mềm Mỹ cho Huawei. 

Nikkei Asian Review nhận định lệnh cấm không chỉ gây tổn hại cho Huawei trong bối cảnh họ đã vượt Samsung Electronics để trở thành hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong quí II với mức thị phần toàn cầu là 30%.

Ông Akira Minamikawa, giám đốc hãng nghiên cứu Omdia (Anh), ước tính các công ty Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc cung cấp 26,4 tỉ USD linh kiện cho Huawei mỗi năm, nên họ sẽ lao đao nếu hoạt động sản xuất của Huawei gián đoạn.

Giới doanh nghiệp Nhật Bản sẽ chịu tổn thất nặng nề nhất vì họ cung cấp gần 30% linh kiện cho Huawei. Sony bán hàng tỉ USD cảm biến hình ảnh trên điện thoại cho Huawei mỗi năm. Đây là nguồn thu quan trọng của tập đoàn Nhật Bản.

Vòng kim cô Mỹ dành cho Huawei cũng gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp quốc tế - Ảnh 1.

Nỗ lực ngăn chặn Huawei mà chính phủ Mỹ tiến hành có thể ảnh hưởng tới các nhà cung cấp linh kiện như pin và bảng mạch. Ảnh: Nikkei

Nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới là TSMC ở Đài Loan thu về hơn 5 tỉ USD mỗi năm từ Huawei. MediaTek - công ty thiết kế bán dẫn Đài Loan - có hợp đồng 500 triệu USD mỗi năm với Huawei. Tập đoàn cũng mua bộ nhớ với số lượng lớn từ Samsung Electronics.

Lệnh cấm Huawei cũng có thể ảnh hưởng tới các nhà cung cấp linh kiện như pin và bảng mạch. Huawei đang tìm mua chip do doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất để thay thế. 

SMIC, hãng sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc đại lục, cung cấp thiết bị bán dẫn cho Huawei. Tuy nhiên, Washington đang xem xét khả năng đưa SMIC vào danh sách đen.

Một nguồn tin nói với Nikkei rằng Sony đang cân nhắc xin giấy phép của chính phủ Mỹ để cung cấp thiết bị cho Huawei. SK Hynix (Hàn Quốc) cũng có ý định tương tự. MediaTek đã nộp đơn xin giấy phép lên chính phủ Mỹ.

"Xin giấy phép sẽ là việc rất khó khăn, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt", Nikkei dẫn lời ông Kana Itabashi, chuyên gia Nhật Bản trong lĩnh vực luật thương mại quốc tế.

Một số nhà cung cấp linh kiện bắt đầu tìm đối tác mua hàng thay thế trong trường hợp phải chấm dứt hoàn toàn quan hệ kinh doanh với Huawei. 

Japan Display, nhà sản xuất tấm nền màn hình tinh thể lỏng, đang xem xét khả năng bán hàng cho các hãng sản xuất điện thoại thông minh của Trung Quốc bao gồm Oppo, Xiaomi và Vivo.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nhạc Phong

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.