|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vốn ở đâu để ACV đầu tư cùng lúc tại sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành?

20:51 | 09/12/2019
Chia sẻ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã trình Thủ tướng phê duyệt cho Công ty cổ phần - Tổng công ty hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư nhà ga hành khách quốc nội (T3) sân bay Tân Sơn Nhất với tổng vốn đầu tư gần 11 ngàn tỉ đồng trong vòng 37 tháng.

Câu hỏi đặt ra là nếu Chính phủ cho phép ACV cùng lúc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và giai đoạn I dự án đầu tư sân bay Long Thành có tổng mức đầu tư gấp 10 lần nhà ga T3 thì bài toán vốn sẽ được giải quyết như thế nào?

Vốn ở đâu để ACV đầu tư cùng lúc tại sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành? - Ảnh 1.

Sân bay Tân Sơn Nhất hiện đã quá tải từ 1,13 đến 1,56 lần công suất thiết kế. Ảnh: TL

Lợi nhuận đủ thu xếp hai dự án cùng lúc?

Sau gần một năm kiến nghị và “nâng lên đặt xuống” tại rất nhiều bộ ngành về việc có chấp thuận giao dự án xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất (công suất 20 triệu hành khách/năm) cho ACV hay không thì Bộ KH-ĐT cuối cùng đã tham mưu lên Chính phủ xem xét quyết định cho phép ACV thực hiện dự án này.

Trong văn bản gửi Thủ tướng cuối tháng 11-2019 vừa qua, Bộ KH-ĐT cho biết, tổng vốn đầu tư dự kiến của nhà ga T3 là 10.990 tỉ đồng, được huy động từ vốn góp của ACV.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 được kiểm toán thì tại thời điểm 31-12-2018, ACV có nguồn  vốn chủ sở hữu là 30,7 ngàn tỉ đồng, nợ phải trả là 22.775 tỉ đồng (trong đó 15,1 ngàn tỉ đồng là nợ ngắn hạn); tài sản dài hạn là 22.260 tỉ đồng.

“Như vậy tại thời điểm hết năm 2018, ACV có khả năng huy động vốn dài hạn để đầu tư dự án tối đa khoảng 23.643 tỉ đồng, đảm bảo khả năng huy động vốn của dự án”, Bộ KH-ĐT khẳng định.

Tuy nhiên, do ACV cũng vừa được Chính phủ đề nghị Quốc hội và đã được phê duyệt làm chủ đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (giai đoạn I) với tổng mức đầu tư 4,779 tỉ đô la, tương đương 111.689 tỉ đồng với nhà ga sức chứa 25 triệu hành khách và các hạng mục quan trọng khác, lại không sử dụng bảo lãnh Chính phủ mà huy động gần 70% vốn từ các nguồn vay thương mại (khoảng 2,6 tỉ đô la). 

Do vậy, nên cũng có những ý kiến e ngại về việc cùng lúc thu xếp những nguồn vốn khổng lồ của ACV cho cả hai dự án.

Do dự án nhà ga T3 nếu được phê duyệt sẽ bắt tay vào xây dựng từ 2020 và giai đoạn I sân bay Long Thành cũng với thời gian tương tự (kéo dài đến 2025). ACV giải trình với các bộ ngành như sau: “Giai đoạn 2019-2025 khả năng tích lũy của ACV là 108.106 tỉ đồng, trong đó có lợi nhuận còn lại là 45.378 tỉ đồng, tiền mặt sẵn có tại thời điểm hết năm 2018 là 24.369 tỉ đồng. 

Việc chi đầu tư nhà ga T3 và các cảng đang khai thác là 71.368 tỉ đồng nên ACV hoàn toán có khả năng bố trí 36.738 tỉ đồng (lấy 108 ngàn tỉ đồng lợi nhuận dự kiến 5 năm trừ đi tổng số vốn đầu tư cần cho các nhà ga quốc nội, trong đó có nhà ga T3)”.

Do đó, ACV có khả năng thực hiện dự án sân bay Long Thành (dự kiến 36.607 tỉ đồng), khoảng 37% vốn tự có của dự án Long Thành. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác các số liệu đưa ra về nguồn vốn đầu tư.

Hiệu quả đầu tư cần cân nhắc kỹ hơn

Sau khi giải trình dự án, ACV đã tiếp thu các ý kiến bổ sung về hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất. Sơ bộ hiệu quả kinh tế-xã hội được tính toán theo phương pháp phân tích lợi ích- chi phí đã xác định được các chỉ tiêu kinh tế gồm tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR) = 21.952 tỉ đồng; tỷ số lợi ích/chi phí = 2,55. Như vậy theo báo cáo của ACV, dự án có tính khả thi.

Bộ KH-ĐT nhận xét, đối với giai đoạn xem xét chủ trương đầu tư, sơ bộ hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án đã nêu trên có thể chấp nhận được. ACV chịu trách nhiệm các số liệu và tính chính xác. 

Tuy nhiên, do mới tính toán ở mức sơ bộ, hiệu quả dự án còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố rủi ro khác, đặc biệt là việc ảnh hưởng trực tiếp từ dự án đầu tư sân bay Long Thành, nên ACV phải đánh giá cụ thể hơn những tác động của dự án đối với sự phát triển kinh tế-xã hội tại khu vực tập trung đông dân cư tại cửa ngõ TPHCM.

Dự án đầu tư nhà ga T3 Tân Sơn Nhất có sức chứa 20 triệu hành khách/năm gồm các hạng mục chính: nhà ga 3 tầng có tổng diện tích 110.000m2, mở rộng sân đỗ máy bay gần 5.000 m2 và các khu vực phụ trợ khác.

Theo số liệu khai thác năm ngoái của Cục Hàng không, công suất khai thác của sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay đã vượt công suất thiết kế 1,13-1,56 lần với 13 triệu khách quốc tế và 15 triệu khách quốc nội/năm.

Việc duy trì khai thác dẫn đến chất lượng hạ tầng, chất lượng dịch vụ đi xuống. Do vậy, việc mở rộng nhà ga T3 với diện tích 16,5 ha ở phía Nam sân bay là dự án cấp thiết.



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngoc Lan

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.