|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Vốn FDI dồn dập đổ vào bất động sản: Vẫn tồn tại nhiều mặt trái

15:41 | 28/01/2019
Chia sẻ
Theo chuyên gia, dòng vốn FDI đổ vào bất động sản thời gian qua vẫn chưa thực sự giúp cho thị trường này phát triển đúng kỳ vọng, đồng thời đang tồn tại nhiều mặt trái.

Đó là nhận định của Tiến sĩ Bùi Quang Tín tại hội thảo " FDI vào lĩnh vực bất động sản: Vốn cần nhưng chưa đủ" diễn ra vào sáng 28/1.

von fdi don dap do vao bat dong san van ton tai nhieu mat trai
Hội thảo " FDI vào lĩnh vực bất động sản: Vốn cần nhưng chưa đủ" diễn ra vào sáng 28/1. (ảnh: TH)

Ông Tín cho biết quy mô thị trường bất động sản Việt Nam vào khoảng 25 tỉ USD, thì tổng dư nợ lên gần 20 tỉ USD, chiếm hơn 6,5% tổng dự nợ của nền kinh tế và chiếm khoảng 15,5% tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) nhận định cơ cấu vốn hiện đang bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là khi Nhà nước đưa ra các chính sách hạn chế dòng tiền chảy vào bất động sản như hiện này. Theo ông Châu, vấn đề này cần sự hỗ trợ và tiếp sức nguồn vốn từ nước ngoài hoặc từ các thị trường tài chính khác tại Việt Nam như thị trường chứng khoán, quỹ đầu tư....

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên tìm kiếm nguồn vốn FDI Hiện dòng vốn này đổ bất động sản đang đứng vào vị trí thứ nhất tại Hà Nội, đứng thứ hai tại TP HCM và thứ 3 toàn quốc. Khi tiếp cận dòng vốn FDI, doanh nghiệp sẽ tiếp nhận cả phong cách kiến trúc mới, kĩ năng quản trị và nâng cao tính minh bạch cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo ông Tín, dòng vốn này thời gian qua vẫn thực chưa thực sự giúp cho thị trường bất đọng sản phát triển đúng kỳ vọng, đồng thời đang tồn tại nhiều mặt trái.

Cụ thể, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam thực hiện hợp tác đầu tư đều nhắm tới cao ốc và địa ốc. Khi không đủ nguồn vốn, doanh nghiệp thường viện lý do thủ tục khó khăn, bất động sản trầm lắng để xin giảm quy mô, điều chỉnh dự án, kéo dài thời gian… .Ông Tín cho rằng thực chất đây chỉ là cái cớ để doanh nghiệp tiếp tục sử dụng quỹ đất lớn, vị trí đẹp, thậm chí cơ hội bán lấy lời.

Ông Tín kiến nghị Cơ quan quản lý cần đánh giá lại các dự án chậm triển khai dựa theo Luật đất đai, không nên quá dễ dãi trong việc đồng ý cho doanh nghiệp điều chỉnh quy hoạch mà kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ để đấu giá tìm nhà đầu tiềm năng, phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, với tốc độ cấp phép các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản trong thời gian gần đây nếu không cẩn thận sẽ làm nguồn tài nguyên quý giá ngày rơi chủ yếu vào tay các nhà đầu tư nước ngoài. Việc tính toán đến lợi ích lâu dài của đất nước, của các doanh nghiệp nội, của môi trường sống cho các thế hệ tương lại cần được đặt lên hàng đầu ghi cân nhắc ưu đãi các dự án FDI.

Ông Tín cho biết, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa dừng lại trong 2019 và kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu tốt hơn. Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất cơ bản 4 lần trong năm 2018 nên dòng vốn tại một số thị trường mới nổi trong một năm qua cũng bị rút về nước khiến cho áp lực dòng vốn FDI vào thị trường Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng đang chịu một số áp lực nhất định.

Theo số liệu thống kê, tổng số vốn FDI đăng ký 2018 giảm 15,5% so với năm trước là dấu hiệu đáng báo động cho sự suy giảm cho nguồn lực này sắp tới. Mặt khác, dòng FDI đang vừa có xu hướng giảm trên phạm vi toàn cầu, vừa có tín hiệu chuyển hướng về các nước có nguồn lực công nghệ cao trên nền tảng 4.0 cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế.

Xem thêm

Thu Hà

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.