|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Vịnh Hạ Long một năm đầu tư 50 tỷ, thu 1.100 tỷ đồng

21:20 | 31/10/2018
Chia sẻ
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết vịnh Hạ Long đã thu 1.100 tỷ đồng tiền bán vé trong năm 2017, trong khi ngân sách đầu tư chỉ có 50 tỷ. Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện nêu khi trả lời chất vấn trước Quốc hội, sáng 31/10
vinh ha long mot nam dau tu 50 ty thu 1100 ty dong Khảo sát vịnh Hạ Long, Đoàn chuyên gia UNESCO 'mách nước' phát triển du lịch
vinh ha long mot nam dau tu 50 ty thu 1100 ty dong

Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện nêu khi trả lời chất vấn trước Quốc hội, sáng 31/10

Trước đó, đại biểu Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp trong thời gian tới để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn của các vùng miền để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, nhằm đảm bảo phát triển kinh tế gắn với du lịch nhưng phải đáp ứng yêu cầu bảo tồn, phát huy di sản văn hóa.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, di sản văn hóa vật thể trong thời gian vừa qua đã đón được 16 triệu khách, trong đó có 7 triệu khách quốc tế và 9 triệu khách trong nước, thu hơn 2.500 tỷ đồng.

Sau đó Bộ trưởng nêu hàng loạt ví dụ: vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) chỉ riêng tiền bán vé đã thu 1.100 tỷ đồng trong năm 2017. Trong khi đó, ngân sách đầu tư chỉ có 50 tỷ đồng. Di tích cố đô Huế thu 320 tỷ đồng và ngân sách đầu tư 47 tỷ đồng. Khu phố cổ Hội An thu 219 tỷ đồng và ngân sách chỉ đầu tư 17 tỷ đồng. Riêng tiền bán vé, khi khách du lịch đến lưu trú, đi lại tham quan ăn uống ... gấp rất nhiều lần mà đầu tư lại rất ít, Bộ trưởng phân tích.

Theo Bộ trưởng, nếu như quan tâm đầu tư vào di sản, coi như một công trình dự án đầu tư bằng ngân sách thì có thể thu hồi vốn rất nhanh, không bị thua lỗ, công trình văn hóa được bảo tồn, không có dự án nào có lãi như thế này. Nhà nước chỉ đầu tư 50 tỷ/năm mà thu hơn 1.000 tỷ, Bộ trưởng nhấn lại con số tại Hạ Long.

Đối với lĩnh vực bảo tồn di sản, đề nghị Quốc hội hết sức quan tâm, vừa góp phần vào bảo tồn nhưng cũng vừa có nguồn thu rất lớn đối với ngân sách, Bộ trưởng nói.

Liên quan đến lĩnh vực của Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch, trong hai ngày chất vấn, Bộ trưởng Thiện là một trong số các vị đứng lên ngồi xuống khá nhiều lần để trả lời và tranh luận.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội) về thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, ông Thiện khẳng định trách nhiệm đầu tiên và trước hết là của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành khác.

Đến nay, việc chuẩn bị văn bản đã xong, tất cả các thủ tục đã xong. Chúng tôi đã trình Văn phòng Chính phủ để báo cáo với Chính phủ ký ban hành, Bộ trưởng thông tin.

Về lý do chậm, Bộ trưởng giải thích, Luật Du lịch lần trước cũng có quy định thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch nhưng sau 10 năm thì cũng không thành lập được quỹ này. Chính vì những vướng mắc như vậy nên quá trình chuẩn bị phải lấy ý kiến của nhiều bộ, ngành và có nhiều ý kiến khác nhau. Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tổ chức họp hai lần về luật này và cho ý kiến cuối cùng, bây giờ đã trình được Thủ tướng.

Về câu hỏi không có quỹ này thì chương trình xúc tiến quảng bá du lịch có hoạt động không, Bộ trưởng khẳng định là vẫn hoạt động bình thường theo 2 chương trình đó là Chương trình Hành động quốc gia về du lịch và Chương trình Xúc tiến quảng bá du lịch và số tiền một năm là khoảng 50-60 tỷ.

Xem thêm

Nguyên Vũ