|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vinashin nhiều khả năng lỗ tiếp gần 2.900 tỷ đồng trong năm 2018

10:29 | 09/08/2018
Chia sẻ
Theo kế hoạch doanh thu công ty mẹ TCT Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC) là 2.320 tỷ đồng, trong đó 99% từ hoạt động tài chính, lỗ dự kiến 2.885 tỷ đồng.

Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) vừa báo doanh thu 6 tháng đầu năm toàn tổng công ty đạt 1.360 tỷ đồng, trong đó doanh thu lĩnh vực kinh doanh chính đóng tàu 1.034 tỷ đồng, chiếm 76%. Doanh thu sửa chữa tàu thuyền 150 tỷ đồng, doanh thu các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác 182 tỷ đồng, chia đều cho công nghiệp phụ trợ, hoạt động vân tải và thương mại… Doanh thu hoạt động tài chính đạt 144 tỷ đồng, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến hết quý II, số lao động của SBIC là 11.435 người, trong đó 704 lao động không có việc làm, chiếm 6,2%. Nợ lương người lao động 82 tỷ đồng, nợ bảo hiểm xã hội 316 tỷ.

Trong đó, doanh thu của công ty mẹ 249 tỷ đồng, gần như toàn bộ là từ hoạt động tài chính. Doanh thu từ 8 đơn vị giữ lại (công ty con) trong 6 tháng đầu năm đạt 1.263 tỷ đồng

Theo kế hoạch, trong năm 2018 SBIC dự kiến doanh thu toàn tổng công ty 3.813 tỷ đồng, từ hoạt động đóng tàu chiếm 86%. Kế hoạch doanh thu công ty mẹ là 2.320 tỷ đồng, trong đó 99% từ hoạt động tài chính, lỗ dự kiến 2.885 tỷ đồng. Kế hoạch doanh thu tại 8 công ty con 2.835 tỷ đồng.

Như vậy, với kế hoạch kinh doanh này, SBIC mới chỉ thực hiện được 11% kế hoạch doanh thu công ty mẹ; trong khi lợi nhuân thực hiện chưa thống kê. Doanh thu toàn công ty thực hiện được 35% và doanh thu từ 8 công ty con thực hiện 33%.

Nhiều năm gần đây, SBIC liên tục báo lỗ trong hoạt động kinh doanh, đáng chú ý trong năm 2015 công ty lỗ nặng 4.700 tỷ đồng; năm 2017 số lỗ cũng là hơn 3.700 tỷ. Đồng thời doanh nghiệp này cũng đang nợ thuế hàng trăm tỷ đồng.

vinashin nhieu kha nang lo tiep gan 2900 ty dong trong nam 2018
SBIC tiền thân là Vinashin

Thậm chí, SBIC đã từng có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét cho phép SBIC được xóa nợ (nợ gốc và nợ lãi) và xin hỗ trợ một khoản kinh phí để đơn vị giải thể. Nhiều tài sản (tàu) đã được tổ chức đấu giá nhiều lần nhưng không thành công. Tỷ lệ thu hồi vật tư, sản phẩm dở dang ước tính khoảng 6-10% giá trị đã đầu tư.

Để khắc phục các khó khăn hiện nay, SBIC kiến nghị Bộ GTVT xem xét cho phép doanh nghiệp được tham gia các dự án đóng tàu ở mọi lĩnh vực như tàu cá, tàu kiểm ngư, tàu du lịch, tàu của các đơn vị như Cục Hàng hải, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam...

Liên quan tới hoạt động của SBIC, mới đây, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết: "Vinashin hiện nay sau khi tái cơ cấu, đánh giá là chưa hiệu quả, hiện nay Chính phủ cũng đã thường xuyên họp, chỉ đạo quyết liệt để giải quyết tốt những dự án có sai phạm của Vinashin".

Không trả lời cụ thể về con số nợ của Vinashin nhưng người đứng đầu ngành giao thông khẳng định: "Còn nợ của Vinashin hiện nay vẫn nằm trong phạm vi Chính phủ bảo lãnh, do đó hiện nay tôi nghĩ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã thường xuyên đề xuất các giải pháp, chúng tôi sẽ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ".

Xem thêm

Bạch Mộc

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.