|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Việt Nam vẫn đang nhập khẩu ròng xăng dầu, Dung Quất sẽ đóng góp gì sau IPO?

10:43 | 20/12/2017
Chia sẻ
Việt Nam được dự báo tiếp tục là quốc gia nhập khẩu ròng hầu hết các sản phẩm lọc, hóa dầu. Nhờ crack spreads và tự chủ giá bán, Lọc dầu Dung Quất dự kiến lợi nhuận sau IPO tăng trưởng đến 2021 lên hơn 8.700 tỷ đồng.
 
viet nam van dang nhap khau rong xang dau dung quat se dong gop gi sau ipo Loạt tên tuổi lớn làng dầu thế giới để mắt đến Lọc Hóa dầu Bình Sơn
viet nam van dang nhap khau rong xang dau dung quat se dong gop gi sau ipo IPO gần 241,6 triệu cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn giá khởi điểm 14.600 đồng/cp, bán 49% vốn cho NĐT chiến lược
viet nam van dang nhap khau rong xang dau dung quat se dong gop gi sau ipo Lọc hóa dầu Bình Sơn đạt doanh thu 71.900 tỷ đồng sau 11 tháng

Sau 9 năm đi hoạt động, Lọc Hóa dầu Bình Sơn đóng góp được gì?

Ngày 17/1/2018, phiên đấu giá cổ phần công khai lần đầu (IPO) BSR sẽ diễn ra tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE). Lượng cổ phần IPO là 241,56 triệu, tương đương tỷ lệ 7,79% vốn điều lệ. Giá khởi điểm 14.600 đồng/cp, ước BSR thu về số tiền tối thiểu 3.527 tỷ đồng.

viet nam van dang nhap khau rong xang dau dung quat se dong gop gi sau ipo
Sáng 20/12 đã diễn ra Hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phần của Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang quản lý nhà máy lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: Minh Anh).

Lọc hoá dầu Bình Sơn có vốn điều lệ gần 31.005 tỷ đồng. Mức vốn điều lệ nêu trên chưa bao gồm nhu cầu vốn đầu tư cho Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sau thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Số tiền PVN đã thực hiện góp bổ sung vốn điều lệ cho Lọc hóa dầu Bình Sơn sau thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để thực hiện Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ được Lọc hóa dầu Bình Sơn hoàn trả lại cho PVN.

Theo phương án cổ phần hoá được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bên cạnh IPO gần 241,6 triệu cổ phần (chiếm 7,79% vốn điều lệ); BSR sẽ bán cho nhà đầu tư chiến lược 1,51 tỷ cổ phần (49%); bán ưu đãi cho người lao động hơn 6,48 triệu cổ phần (0,21%); còn lại Tập đoàn PVN nắm giữ hơn 1,33 tỷ cổ phần (43%).

11 tháng đầu năm 2017, doanh thu của Lọc hóa dầu Bình Sơn đạt 71.900 tỷ đồng, vượt gần 16% kế hoạch cả năm. Các chỉ số tài chính của Lọc hóa dầu Bình Sơn trong 11 tháng đều ở mức cao với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ ROE là 21,12%; Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) là 10,56%; Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) là 11,9%.

Sau gần 9 năm đi vào hoạt động từ tháng 2/2009, Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất đã sản xuất và xuất bán gần 50 triệu tấn sản phẩm các loại ra thị trường, đạt doanh thu 862.5 ngàn tỷ đồng (tương đương 38 tỷ USD), nộp ngân sách Nhà nước hơn 143,1 nghìn tỷ đồng (gần 7 tỷ USD).

Lợi nhuận 2018 dự kiến 8.314 tỷ đồng

Theo dự báo của Chứng khoán BIDV (BSC), doanh thu thuần và lợi nhuận 2017 của Lọc hóa dầu Bình Sơn lần lượt là 80.629 tỷ đồng và 7.446 tỷ đồng (tăng 68%) nhờ crack spreads (sự khác biệt giữa giá dầu thô và các sản phẩm xăng dầu được lọc từ nó) tăng, trung bình 3-2-1 crack spreads thế giới năm 2017 là 14,34 tỷ USD/thùng, cao hơn so với mức 13,81 USD/thùng năm 2016.

Công ty tự chủ về giá bán sản phẩm, không còn phải đóng tiền thu điều tiết từ 1/1/2017. Theo tính toán của BSC, lợi thế hàng nội địa mang lại cho BSR khoảng 3.312 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2017.

Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế 2018 được dự báo đạt lần lượt 102.217 tỷ đồng và 8.314 tỷ đồng, do 3-2-1 crack spreads giảm về 12,90 USD/thùng. Sau đó, lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ tăng dần và đạt 8.737 tỷ đồng năm 2021.

Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm lọc dầu được dự báo 4,4% từ năm 2015-2035. Tiêu thụ xăng dầu

Việt Nam được tiếp tục là quốc gia nhập khẩu ròng hầu hết sản phẩm lọc, hóa dầu

Sau khi hoàn thành dự án nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất và đưa vào hoạt động nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, tổng công suất tăng lên 392 nghìn thùng/ngày (sau năm 2022). Trong khi đó, nhu cầu thành phẩm ước tính 885 nghìn thùng/ngày vào năm 2035.

Thiếu hụt nhiều nhất vẫn là các sản phẩm xăng. Do đó, Việt Nam vẫn là quốc gia nhập khẩu ròng các sản phẩm lọc dầu. Theo Mackenzie, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu ròng 30-33% nhu cầu xăng dầu từ năm 2019-2021 và tăng lên 33-42% nhu cầu từ 2022-2025.

Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm lọc dầu được dự báo 4,4% từ năm 2015-2035. Tiêu thụ xăng dầu trên đầu người của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với khu vực, chỉ ở mức khoảng 0,21 lít/người/ngày so với khoảng 0,29 lít của Thái Lan và 0,34 lít của Indones.

Wood Mackenzie dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng trung bình 5,3%/năm đến năm 2035 sẽ thúc đẩy các lĩnh vực vận tải, năng lượng (chiếm 20% nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lọc dầu).

Lĩnh vực vận tải chiếm khoảng 65% tổng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dầu, được dự báo tăng trưởng trung bình 5,4%/năm. Wood Mackenzie cũng dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lọc dầu tại Việt Nam tăng trung bình 5.6% từ năm 2015 -2025 và tăng tiếp 3.7% từ năm 2025-2035

Minh Anh