|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Việt Nam muốn phối hợp cùng Campuchia đánh giá tác động của dự án kênh Funan Techo

21:00 | 08/08/2024
Chia sẻ
Việt Nam tôn trọng việc Campuchia xây dựng kênh đào Funan Techo, mong muốn phối hợp cùng nước này đánh giá tác động của dự án.

Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt khẳng định sông Mekong là "tài sản vô giá và điểm kết nối tinh thần đoàn kết, hữu nghị đặc biệt" giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.

Việt Nam mong muốn các quốc gia ven sông, trong đó có Campuchia, cùng nhau hợp tác, quản lý, phát triển hiệu quả nguồn nước sông Mekong vì lợi ích của cộng đồng người dân trên khu vực sông cũng như vì tương lai của các thế hệ mai sau và tình đoàn kết, gắn bó của các quốc gia bên sông.

"Trên tinh thần đó, Việt Nam ủng hộ nỗ lực phát triển của Campuchia, cũng như tôn trọng việc Campuchia triển khai dự án xây dựng kênh đào Funan Techo. Chúng tôi cũng mong muốn cùng phối hợp nghiên cứu, đánh giá tổng thể, toàn diện về những tác động của dự án và các biện pháp phù hợp để giảm thiểu tác động", ông Việt cho hay.

 

Dự án kênh đào Funan Techo được Hội đồng Bộ trưởng Campuchia phê chuẩn vào tháng 5/2023, dự kiến nối cảng sông Phnom Penh với vịnh Thái Lan ở tây nam Campuchia, đi qua các tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep.

Kênh Funan Techo có chiều dài 180 km, rộng 100 m ở thượng nguồn và 80 m ở hạ nguồn, độ sâu là 5,4 m. Theo tài liệu Campuchia trình lên Ủy hội sông Mekong (MRC) tháng 8/2023, kênh đào này dự kiến bắt đầu hoạt động từ năm 2028.

Thủ tướng Campuchia Hun Manet hôm 5/8 chủ trì lễ khởi công dự án tại Prek Takeo, phía đông nam thủ đô Phnom Penh. "Chúng ta phải xây dựng kênh đào này bằng mọi giá", ông Hun Manet tuyên bố và gọi đây là dự án "lịch sử".

Hướng tuyến kênh đào Funan Techo. Đồ họa: Khánh Hoàng

Vũ Anh

Quyết định của ông Trump tác động ra sao đến triển vọng cổ phiếu thép?
Theo một số nhà phân tích trong nước, thị trường Mỹ chiếm khoảng 13% khối lượng xuất khẩu thép của Việt Nam trong năm 2024, nên mức thuế mới của Mỹ sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến các công ty niêm yết. Trong khi đó, triển vọng với ngành thép năm 2025 vẫn tương đối tích cực.