|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vì sao mãi chưa làm được 1 km đường cao tốc mẫu xem 'đắt' hay 'rẻ'?

07:52 | 10/03/2018
Chia sẻ
Được giao chủ trì phối hợp làm 1 km đường mẫu cao tốc, đại diện Bộ Xây dựng khẳng định không trốn tránh trách nhiệm nhưng làm như thế chỉ "lãng phí và mất thời gian"...
vi sao mai chua lam duoc 1 km duong cao toc mau xem dat hay re 10.643 tỷ đồng 'rót' vào đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
vi sao mai chua lam duoc 1 km duong cao toc mau xem dat hay re Cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn: Xẻ đồi làm đường, thông tuyến cuối 2019

Tại cuộc họp mới đây về việc xây dựng định mức đầu tư mới một km đường bộ, Thứ trưởng Xây dựng Bùi Phạm Khánh cho rằng, yêu cầu làm mẫu một km đường để xác định định mức là không thể tiến hành được. Vị này khẳng định, không trốn tránh trách nhiệm nhưng làm như thế chỉ "lãng phí và mất thời gian".

vi sao mai chua lam duoc 1 km duong cao toc mau xem dat hay re
Chuyên gia cho rằng nếu muốn tính bình quân 1km đường thì nên căn cứ vào nhiều các dự án khác nhau mang tính đại diện.

Theo ông Khánh, Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải sẽ báo cáo Thủ tướng để thực hiện nhiệm vụ được giao với hình thức khoa học và tiệm cận thực tế nhất. Trong đó, Bộ Xây dựng sẽ đề xuất lựa chọn một gói thầu của đường cao tốc đặc trưng và xin được chỉ định thầu, quản lý để làm mẫu thí điểm.

Trao đổi với Dân trí, TS. Phạm Sanh, chuyên gia giao thông cho rằng yêu cầu của Thủ tướng về đánh giá chi phí xây dựng thực tế tại công trình giao thông đường bộ để giải toả thắc mắc dư luận là hợp lý.

Theo vị chuyên gia này, nếu tự nhiên làm một km đường cao tốc thì có thể lãng phí nhưng thay vào đó các bộ có thể linh hoạt kết hợp với một dự án đang được triển khai trên thực tế thì không phải là việc quá khó hay lãng phí.

"Sau ngần ấy thời gian, giờ bộ trả lời là khó, lãng phí với không làm được thì chưa có trách nhiệm. Hơn nữa, chúng ta cũng đâu cần có làm đủ 1 km. Mình có thể làm ít hơn rồi có phương pháp tính toán hợp lý. Miễn sao vẫn đúng quy trình, có thiết kế, có giám sát, kiểm soát chất lượng, quyết toán đàng hoàng. Cũng nên mới các chuyên gia độc lập tư vấn", ông Sanh nói.

Trong khi đó, PGS.TS Bùi Xuân Cậy (Đại học Giao thông Vận tải) cho rằng, xây dựng đường cao tốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa chất, điạ hình, tổ chức thiết kế, thi công, thậm chí cao có thể vì do chi phí giải phóng mặt bằng quá lớn. Do vậy, nếu muốn tính bình quân 1km đường thì nên căn cứ vào nhiều các dự án khác nhau mang tính đại diện.

"Để kiểm soát chi phí đầu tư các dự án giao thông, tôi cho rằng phải đặt cao vai trò kiểm soát, giám sát ở mỗi dự án. Đồng thời cần kiên quyết tổ chức đấu thầu công khai rộng rãi, đừng chỉ định thầu nữa thì giá thành sẽ cạnh tranh ngay", vị chuyên gia chia sẻ.

Trước đó việc làm 1km đường cao tốc để xem "suất đầu tư đắt hay rẻ" được Thủ tướng nhiều lần yêu cầu Bộ Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện. Tuy nhiên đến nay, yêu cầu này vẫn chưa được hoàn thành sau hai lần được gia hạn.

Yêu cầu này của Thủ tướng đưa ra cũng nhằm làm rõ thắc mắc của dư luận về việc chi phí đầu tư, giá thành thi công các công trình đường bộ của Việt Nam đắt đỏ hơn so với nhiều nước. Thậm chí báo chí còn phản ánh nhiều "con đường đắt nhất hành tinh" ở Việt Nam liên tiếp được ra đời.

Đại biểu Quốc hội cùng từng chất vấn nhiều lần tại các kỳ họp về vấn đề này. Dẫn số liệu các chuyên gia đưa ra, trung bình suất đầu tư cho 1 km cao tốc của Việt Nam rơi vào 12 triệu USD/km, có đoạn lên tới 20 triệu USD/km. Trong khi ở Trung Quốc, chi phí của họ chỉ 5 triệu USD/km; ở Mỹ và châu Âu chỉ 3 triệu USD/km.

Nguyễn Khánh