|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vì quá tự tin, Ấn Độ có thể lỡ cơ hội thành công xưởng sản xuất của thế giới

07:47 | 08/10/2019
Chia sẻ
Các nước Nam Á đang bị tụt lại trong cuộc đua thu hút đầu tư sản xuất khi làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc ngày càng gia tăng.
avatar_1570495500808

Ảnh: Getty Images

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, Việt Nam là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Và nếu có một người thua cuộc, ít nhất là về việc bỏ lỡ các cơ hội bị bỏ lỡ, đó sẽ là các quốc gia Nam Á.

Nguyên nhân là do, các nước Nam Á đang bị tụt lại trong cuộc đua thu hút đầu tư sản xuất. Không chỉ Việt Nam mà các nước châu Phi cũng xem việc thu hút đầu tư sản xuất là mục tiêu hàng đầu. Trong những năm gần đây, Ethiopia đã mở gần chục khu công nghiệp và thành lập một cơ quan chính phủ tầm cỡ thế giới để thu hút đầu tư nước ngoài. Ngân hàng Thế giới đã đánh giá khu vực châu Phi hạ Sahara là khu vực cải cách tốt nhất kể từ năm 2012.

Trái lại, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài tính theo phần trăm GDP tại Nam Á thấp hơn cả mức trung bình của các nước kém phát triển nhất. Trong khi, tổng GDP của Nam Á cao hơn châu Phi đến 70%, 'lục địa đen' đã nhận được khoản đầu tư từ Trung Quốc gấp 3,5 lần Nam Á. Trong 5 năm qua, Cơ quan theo dõi đầu tư toàn cầu Trung Quốc của Viện doanh nghiệp Mỹ đã ghi nhận 13 thương vụ đầu tư lớn của Trung Quốc ở châu Phi trong khi tại Nam Á chỉ có 9thương vụ.

Vì quá tự tin, Ấn Độ có thể lỡ cơ hội thành công xưởng sản xuất của thế giới - Ảnh 2.

Các nước khu vực Nam Á đang bị tụt lại trong cuộc đua thu hút đầu tư sản xuất. Ảnh: cnsourcelink.com.

Bangladesh là một điển hình. Mặc dù Bangladesh là một trong những nước có ngành sản xuất hàng may mặc đẳng cấp thế giới, những năm qua, quốc gia này vẫn không thể thực hiện những cải cách nhằm thu hút đầu tư để đa dạng hóa sản xuất ra ngoài ngành may mặc.

Trong khi đó, với Ấn Độ, nhiều người tin rằng quốc gia này có thể nhảy vọt từ một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế dựa trên dịch vụ. Tuy nhiên, trên thực tế quốc Nam Á này có thể đang mất cơ hội để phát triển lĩnh vực sản xuất. Việc thu hút đầu tư sản xuất yêu cầu các chính phủ phải xác định được đâu là những đối thủ cạnh tranh của họ. Do đó, với Ấn Độ, quốc gia này phải từ bỏ sự tự tin thái quá rằng các nhà đầu tư sẽ đến với họ, bởi vì dân số đông. Trong khi, Pakistan cần ngưng chờ đợi vào mối quan hệ hữu nghị với chính phủ Trung Quốc.

Bài viết thể hiện quan điểm của bà Irene Yuan Sun, tác giả của cuốn sách “The Next Factory of the World: How Chinese Investment is Reshaping Africa.”

Hà Linh