Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuần này đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm khắc phục tình trạng siêu lạm phát, bao gồm việc xóa 5 số 0 trên đồng nội tệ Bolivar.
Tổng thống Venezuela công bố một tỷ giá hối đoái duy nhất và neo buộc tỷ giá này vào đồng tiền ảo Petro. Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela ngày 17/8 bất ngờ công bố một tỷ giá hối đoái duy nhất và neo buộc tỷ giá này vào đồng tiền ảo Petro do Chính phủ phát hành. Theo hãng tin Reuters, động thái này về thực chất phá giá 96% đồng nội tệ Bolivar của Venezuela.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 13/8 tuyên bố giá xăng dầu của nước này nên được tăng lên ngang bằng với giá thế giới để ngăn chặn hoạt động trục lợi của giới buôn lậu.
Iran đang tìm cách vượt qua giai đoạn khó khăn do các đòn trừng phạt của Mỹ gây ra bằng cách phát hành tiền ảo quốc gia để giúp nước cộng hòa Hồi giáo này loại USD ra khỏi giao dịch thương mại dầu mỏ.
Tổng thống Nicolas Maduro cho biết kế hoạch đổi tiền dự kiến thực hiện vào ngày 4/8 sẽ được lùi tới ngày 20/8 và chính phủ quyết định xóa bỏ năm số 0 thay vì ba số như kế hoạch công bố hồi đầu năm.
Bộ trưởng Khai khoáng Venezuela cho biết ngân hàng trung ương nước này sẽ bắt đầu tinh luyện vàng tại Thổ Nhĩ Kỳ để tránh các đòn trừng phạt của Mỹ vốn ngăn Venezuela thực hiện hoạt động ngân hàng tại Thụy Sỹ.
Tốc độ lạm phát ở Venezuela có khả năng vượt mức 1.000.000% trong năm 2018 - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo ngày 23/7. Với mức lạm phát như vậy, Venezuela sẽ lọt top những cuộc khủng hoảng siêu lạm phát tồi tệ nhất lịch sử hiện đại.
Hôm thứ Ba (3/7), Bộ Tài chính của Venezuela cho biết, quốc gia này sẽ nhận được 250 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc để thúc đẩy sản xuất dầu.
Tốc độ lạm phát ở Venezuela đã lập một kỷ lục mới, với giá tiêu dùng tại quốc gia đang chìm trong khủng hoảng kinh tế ở Nam Mỹ này được cho là đã tăng hơn 40.000% trong vòng 1 năm qua.
Khi giá dầu quá cao, người tiêu dùng bắt đầu hạn chế sử dụng. Khi giá dầu quá thấp, các công ty dầu phải cắt giảm hoạt động và sa thải hàng nghìn công nhân. Vậy đâu là mức giá dầu lý tưởng để dung hòa lợi ích của cả hai phía?
Giá dầu hôm nay tiếp tục tăng do bất ổn địa chính trị ở Venezuela khi cuộc bầu cử ở nước này cuối tuần trước bị coi là bất hợp pháp và có thể bị Mỹ trừng phạt cấm xuất khẩu.
Ngành dầu mỏ của Venezuela đang chìm sâu trong khủng hoảng. Từng được xem là xương sống của quốc gia giàu có bậc nhất ở khu vực Mỹ Latinh, nay ngành dầu của Venezuela chỉ toàn những dự án bạc nhược, những cơ sở hạ tầng bị đóng cửa và sự tĩnh lặng đáng sợ.