|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

VCSC: Mua lại cổ phiếu quĩ là giải pháp tạm thời của TPBank để trợ giá cổ phiếu

11:07 | 06/07/2019
Chia sẻ
Trước tình hình thanh khoản thấp và cổ phiếu giảm sàn, mua lại cổ phiếu quĩ được VCSC đánh giá là giải pháp tạm thời của TPBank để hỗ trợ cổ phiếu.
00e627cb45a2c26dc4e830f2d3d23de0tpbank-15542660415671808657945-crop-1555992209966833035839

Ảnh: TPBank.

Mua cổ phiếu quĩ là giải pháp tạm thời

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), động thái mua lại 24 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã: TPB) là giải pháp ngắn hạn đối với tình trạng thanh khoản thấp của cổ phiếu. 

Thanh khoản thấp thể hiện 3 lần sau đợt IPO khi giá cổ phiếu giảm sàn và phiên hôm sau phục hồi mạnh. VCSC cho rằng hai đợt thông báo thoái vốn của Mobifone trong thời gian này rất có thể là nguyên nhân khiến giá cổ phiếu thay đổi đột ngột như vậy. Tuy nhiên, tình trạng này không gây lo ngại cho nhà đầu tư tiềm năng. 

Báo cáo cũng đưa ra quan điểm cho rằng TPBank sẽ nắm giữ cổ phiếu quỹ đến khi luật về room khối ngoại được điều chỉnh. Từ nay đến thời điểm đó, ban lãnh đạo sẽ phân bổ nhiều thời gian hơn để xây dựng cơ sở cổ đông cá nhân rộng hơn. 

Trước đó từ 11/6 - 18/6, TPBank đã bỏ ra gần 627 tỉ đồng từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để mua vào thêm 24 triệu cổ phiếu, nâng số lượng cổ phiếu quĩ của ngân hàng lên hơn 30 triệu cổ phiếu quĩ, tương đương 3,5 % vốn điều lệ ngân hàng.

Tính đến cuối phiên giao dịch ngày 5/7, thị giá cổ phiếu TPB dừng ở mức 23.100 đồng/cp, giảm gần 8,7% so với giá cổ phiếu ngày đầu niêm yết đã điều chỉnh. Cổ phiếu TPB được chính thức niêm yết trên sàn HOSE vào ngày 19/4/2019 với giá chào sàn là 32.000 đồng/cp.

Screen Shot 2019-07-06 at 10

Diễn biến giá cổ phiếu TPB từ những ngày đầu niêm yết (Nguồn: VnDirect).

NIM sẽ tăng trong hai năm 2019 - 2020 sau đó chững lại

Nhận định về hoạt động kinh doanh của TPBank, VCSC nhận định ngân hàng có NIM tăng mạnh nhất trong số các ngân hàng khảo sát. Theo VCSC, doanh thu từ khối bản lẻ là một trọng số quan trọng đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng, dự kiến sẽ tăng trưởng kép 21% hàng năm và chiếm tỉ trọng từ 50,5% lên 58% từ nay đến năm 2021.

Mặc dù ngân hàng hoạt động theo một mô mạng lưới khiêm tốn nhưng sức thu thu hút tiền gửi từ khách hàng lại rất tốt. Tuy nhiên, TPBank là ngân hàng phụ thuộc nhiều (khoảng 27%) vào cấp vốn liên ngân hàng. 

Trước áp lực giảm mức qui định về tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống còn 40% trong năm 2019, TPBank phải chịu áp lực tăng tỉ lệ huy động dài hạn trong các quí tới. Do vậy, VCSC dự báo NIM của hai năm 2019 - 2020 sẽ tăng, sau đó từ năm 2021 trở đi sẽ đi ngang. 

Thẻ tín dụng và bancassurance là trụ cột thúc đẩy thu nhập từ phí

Một điểm đáng lưu ý là thu nhập phí ròng trong quí I/2019 của TPBank đã tăng 190% so với cùng kì năm ngoái, trong đó bancassurance và phí giao dịch chiếm tỉ lệ lớn. Cho vay bán lẻ tập trung vào cho vay mua bất động sản còn cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa lại tập trung vào cho vay mua ô-tô; cả 2 đều tạo cơ sở vững chắc để bancassurance phi nhân thọ tăng trưởng đến năm 2021. 

Ngoài ra, thẻ tín dụng cũng diễn biến khả quan hơn nhờ bán chéo cho khách hàng vay vốn tại TPBank. Số thẻ phát hành trung bình tăng 61% trong các năm 2017 và 2018 tăng nhanh chóng hơn so với cho vay bán lẻ. 

Vì vậy, VCSC dự báo thẻ tín dụng và bancassurance của TPBank sẽ là trụ cột thúc đẩy thu nhập phí ròng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 52,8% trong 3 năm tới. 

Trúc Minh