|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ tháng 6

20:42 | 31/05/2018
Chia sẻ
Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ là 0%.

Ngày 29/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có Quyết định 1158/QĐ-NHNN về tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là TCTD).

Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi bằng VNĐ và tiền gửi bằng ngoại tệ là 0%;

Ngân hàng Chính sách: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của Chính phủ;

ty le du tru bat buoc ap dung cho cac tctd chi nhanh ngan hang nuoc ngoai tu thang 6

Các TCTD quy định tại các khoản 1 và 2 theo Điều 1 Quyết định này trong trường hợp được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0% đối với tất cả các loại tiền gửi không phải báo cáo NHNN về số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc theo quy định về dự trữ bắt buộc đối với các TCTD;

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Hợp tác xã áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau: Tiền gửi bằng VNĐ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng VNĐ kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

Tiền gửi bằng ngoại tệ của TCTD ở nước ngoài là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

TCTC khác (ngoài TCTD quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 1 Điều 1 Quyết định này) áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau: Tiền gửi bằng VNĐ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng VNĐ kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

Tiền gửi bằng ngoại tệ của TCTD ở nước ngoài là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 8% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 6/2018 và thay thế các Quyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009, số 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2011 và số 1972/QĐ-NHNN ngày 31/8/20111 của Thống đốc NHNN.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tiến Vũ

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.