Tỷ giá USD hôm nay 3/7: Giá USD tự do giảm về gần 23.200 VND/USD
Ảnh: Reuters
Tỷ giá USD ngân hàng biến động trái chiều
Giá USD tại các ngân hàng biến động trái chiều trong sáng nay. Theo khảo sát lúc 9h30, BIDV và Eximbank cùng tăng 10 đồng, HSBC tăng 15 đồng trên cả hai chiều. Ở chiều ngược lại, VietinBank giảm 5 đồng ở cả chiều mua và chiều bán; Sacombank giảm 17 đồng ở giá mua và giảm 14 đồng ở giá bán. Trong khi Vietcombank và Techcombank giữ nguyên tỷ giá niêm yết so với mức đóng cửa ngày hôm qua.
Hiện, giá mua USD tại các ngân hàng dao động từ 23.112 – 23.195 VND/USD, trong khi bán ra từ 23.267– 23.305 VND/USD.
Giá USD tự do giảm 20 đồng trên cả hai chiều
Trên thị trường tự do, theo khảo sát lúc 9h30, USD được mua - bán ở mức 23.210 - 23.230 VND/USD; giá mua và giá bán cùng giảm 20 đồng so với mức khảo sát cuối ngày hôm qua.
Tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng
Tỷ giá trung tâm hôm nay (3/7) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 23.056 VND/USD, tăng đồng so với ngày hôm qua. Với biên độ 3% đang được áp dụng, hiện tỷ giá USD các NHTM được phép giao dịch từ 22.364 - 23.748 VND/USD.
Tỷ giá USD mua - bán tại Sở giao dịch NHNN hiện được niêm yết ở 23.200 - 23.698 VND/USD, giá mua giữ nguyên và giá bán tăng 5 đồng so với mức công bố ngày hôm qua.
Tỷ giá USD niêm yết tại một số ngân hàng lúc 9h30 ngày 3/7 (Nguồn: PV tổng hợp)
Tỷ giá USD giảm trên thị trường quốc tế
Chỉ số USD, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, giảm 0,11% xuống 96,305 điểm vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).
Tỷ giá euro so với USD tăng 0,06% lên 1,1290. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,05% lên 1,2597.
Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,01% xuống 107,86.
Thứ Ba (2/7), tỷ giá USD đã giảm khi sự lạc quan đến từ cuộc họp cuối tuần trước giữa Mỹ và Trung Quốc đang có dấu hiệu phai mờ dần.
Tài sản rủi ro không được ưu ái khi các cuộc khảo sát cho thấy tình hình sản xuất đang suy yếu, báo hiệu những sóng gió trong nền kinh tế toàn cầu.
Chỉ số sản xuất toàn cầu của JPMorgan đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 7 năm, đánh dấu tháng giảm thứ hai liên tiếp, trong khi các cuộc khảo sát của Morgan Stanley chỉ ra rằng sản xuất trên thế giới đang có xu hướng đi xuống lần đầu tiên kể từ năm 2016.
Ông Kamal Sharma, giám đốc chiến lược G10 FX tại Bank of America Merill Lynch ở London, cho biết kết quả lạc quan xung quanh hội nghị G20 đã dần biến mất, thay vào đó là tình trạng bất ổn như trước khi cuộc họp diễn ra.
Tuy nhiên, tổn thất mà đồng bạc xanh hứng chịu vẫn tương đối nhỏ so với mức tăng 0,6% vào thứ Hai (1/7) khi các tài sản rủi ro toàn cầu tăng mạnh nhờ căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh hạ nhiệt.
Trong khi đó, theo ông Kenneth Broux, chiến lược gia tiền tệ tại Societe Genere ở London, các trở ngại đối với USD sẽ xuất hiện trong thời gian tới khi các báo cáo Sử dụng Lao động Quốc gia ADP và bảng lương phi nông nghiệp được công bố lần lượt vào thứ Tư (3/7) và thứ Sáu (5/7).
Giới đầu tư toàn cầu đang hướng sự tập trung về dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ với kết quả dự kiến sẽ tăng 160.000 việc làm trong tháng 6 so với mức 75.000 trong tháng 5.
Ở một diễn biến khác, đồng euro cũng đã có khoảng thời gian tăng ngắn sau khi xuất hiện thông tin các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) không vội vàng giảm lãi suất, theo Reuters.