Tỷ giá USD hôm nay 20/6: Mở phiên tuần ở mức cao
Tăng nhẹ trong phiên đầu tuần
Tỷ giá trung tâm hôm nay (20/6) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 23.092 VND/USD, tăng 3 đồng so với mức niêm yết cuối tuần qua. Áp dụng biên độ 3%, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là từ 22.399 - 23.785 VND/USD.
Tỷ giá mua bán tham khảo tại Sở giao dịch NHNN được duy trì ở mức 22.550 - 23.250 VND/USD.
*Ghi chú: Tỷ giá mua - bán tiền mặt |
||||
Ngày |
Phiên sáng 20/6/2022 |
Thay đổi so với phiên sáng qua |
||
Tỷ giá trung tâm (VND/USD) |
23.092 |
3 |
||
Biên độ giao dịch (+/-3%) |
22.399 |
23.785 |
||
Ngân hàng |
Mua |
Bán |
Mua |
Bán |
Sở Giao dịch NHNN |
22.550 |
23.250 |
0 |
0 |
Vietcombank |
23.070 |
23.380 |
0 |
0 |
VietinBank |
23.080 |
23.380 |
5 |
5 |
BIDV |
23.100 |
23.380 |
10 |
10 |
Techcombank |
23.094 |
23.385 |
8 |
8 |
Eximbank |
23.110 |
23.330 |
0 |
0 |
Sacombank |
23.090 |
23.615 |
10 |
10 |
Tỷ giá chợ đen |
23.900 |
23.980 |
0 |
40 |
Tỷ giá USD tại các ngân hàng trong nước lúc 9h30 (Nguồn: PV tổng hợp)
Sáng nay, giá USD tại nhiều ngân hàng trong nước ghi nhận một số điều chỉnh tăng thêm. Cụ thể, BIDV và Sacombank cùng nâng 10 đồng ở cả hai chiều mua bán, là mức đáng kể nhất ghi nhận được. Có Vietcombank và Eximbank giữ nguyên giá USD như mức niêm yết kết phiên tuần qua.
- TIN LIÊN QUAN
-
Tỷ giá USD hôm nay 21/6: Điều chỉnh giảm nhẹ 21/06/2022 - 07:02
Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 23.070 – 23.110 VND/USD, còn khoảng bán ra ở mức 23.330 – 23.615 VND/USD. Trong đó, Eximbank vừa có giá mua USD cao nhất vừa có giá bán USD thấp nhất.
Trên thị trường "chợ đen", khảo sát lúc 9h30 sáng nay cho thấy đồng USD hiện được giao dịch ở mức 23.900 - 23.980 VND/USD, giá mua không đổi còn giá bán tăng 40 đồng so với mức ghi nhận giờ này cuối tuần qua.
USD quốc tế tiếp tục tăng
USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác hiện ở mức 104,71 theo ghi nhận lúc 6h30 (giờ Việt Nam).
Tỷ giá euro so với USD giảm 0,04% ở mức 1,0493. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,06% ở mức 1,2230. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,25% ở mức 135,29.
Theo Reuters, đồng USD đã giữ vững đà tăng khi mở phiên hôm nay. Chứng khoán thế giới tuần vừa qua đã ghi nhận một tuần trượt dốc đáng kể nhất kể từ sau đại dịch bùng phát tháng 3/2020 do các nhà đầu tư lo ngại rằng chính sách tiền tệ thắt chặt hơn của các ngân hàng trung ương chống lạm phát có thể làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế.
Cho đến nay, thị trường đã phản ánh những sự kiện này đó là lần tăng lãi suất lớn nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) kể từ năm 1994, động thái đầu tiên của Thụy Sĩ trong 15 năm, lần tăng lãi suất thứ 5 của Anh kể từ tháng 12 và động thái họp bàn của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhằm hỗ trợ nợ khu vực miền nam.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) là ngân hàng ngoại lệ duy nhất kiên quyết theo đuổi chính sách của riêng mình với chiến lược ghim lợi suất trái phiếu 10 năm gần bằng 0 trong một tuần mà giá các loại tiền tệ trên thế giới đều tăng.
Các nhà kinh tế tại Bank of America cho rằng lạm phát, chiến tranh và phong tỏa ở Trung Quốc đã làm chệch hướng sự phục hồi toàn cầu, đồng thời nhận định khả năng xảy ra suy thoái ở Mỹ vào năm tới sẽ là 40% khi Fed tiếp tục tăng lãi suất, cùng dự báo tăng trưởng GDP sẽ chậm lại gần như bằng 0, lạm phát sẽ ổn định ở mức khoảng 3% và Fed sẽ tăng lãi suất trên 4%.
Cuối tuần qua, Fed cho biết cam kết chống lạm phát là “vô điều kiện". Lo ngại việc tăng lãi suất có thể gây ra một cuộc suy thoái đã hỗ trợ giá trái phiếu kho bạc và làm chậm đà tăng của lợi tức, vốn sẽ giảm khi giá tăng. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm xuống 3,22944% sau khi chạm mức cao nhất trong 11 năm là 3,498% vào thứ 3.
Lợi tức trái phiếu Nam Âu giảm mạnh sau khi có báo cáo chi tiết hơn từ Chủ tịch ECB Christine Lagarde về kế hoạch của ECB.
Mark Haefele, giám đốc đầu tư tại UBS Global Wealth Management, cho rằng viêc thắt chặt hơn của các ngân hàng trung ương sẽ tạo ra những rủi ro cho cả tăng trưởng kinh tế và chứng khoán trong khi việc đạt được một sự “hạ cánh mềm” đối với nền kinh tế Mỹ ngày càng có vẻ khó khăn.
Sau khi BOJ giữ vững quan điểm chính sách cực đoan của mình, đồng yen đã giảm giá kết phiên tuần qua, càng củng cố đà tăng của USD so với rổ tiền tệ chính.
Đồng bảng Anh cũng giảm khi các nhà đầu tư tập trung vào khoảng cách giữa lãi suất điều hành của Mỹ và Anh. Ngân hàng Trung ương Anh đang lựa chọn một cách tiếp cận ôn hòa hơn so với Fed.
Chiến lược gia John Briggs của NatWest Markets cho hay nếu một ngân hàng trung ương không hành động quyết liệt, lợi suất và rủi ro sẽ phản ánh trong giá theo chiều hướng trì hoãn và xuống dốc của lãi suất.