|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tự doanh giao dịch gần 400 tỉ đồng cổ phiếu VGC tuần qua khi Gelex liên tục nâng giá chào mua

20:30 | 20/09/2020
Chia sẻ
Cùng chiều với NĐT nước ngoài, bộ phận tự doanh CTCK xả 674 tỉ đồng tuần 14 – 18/9. Đáng chú ý, tâm điểm giao dịch của khối tự doanh là cổ phiếu VGC khi mã này đồng thời dẫn đầu cả phía mua và bán trong tuần.

Kết thúc tuần giao dịch (14 – 18/9), VN-Index tăng 11,98 điểm, tương đương 1,35%, lên 900,95 điểm. Chỉ số tăng điểm tại 4 trên 5 phiên giao dịch của tuần này. Giá trị giao dịch trung bình trên sàn HOSE đạt 6.115,44 tỉ đồng/phiên, giảm 13,26% so với so với giá trị của tuần trước.

VIC, VNM và HPG là ba mã hỗ trợ tích cực nhất cho chỉ số, đóng góp 2,76, 1,27 và 1,16 điểm. Mặt khác, VHM, BCM và MSN là ba mã có tác động tiêu cực nhất lên diễn biến VN-Index, lấy đi lần lượt 0,75, 0,47 và 0,26 điểm.

Tuần vừa qua cũng là thời gian hai quĩ ETF ngoại là VNM ETF và FTSE ETF thực hiện cơ cấu danh mục đầu tư quí III. Khối ngoại ghi nhận tuần bán ròng hơn 1.350 tỉ đồng trên toàn thị trường. Riêng cổ phiếu VHM lại bị bán ròng trở lại với giá trị hơn 460 tỉ đồng.

Cùng chiều với NĐT nước ngoài, bộ phận tự doanh CTCK xả 674 tỉ đồng trong tuần với khối lượng bán ròng tương ứng 25 triệu đơn vị. Trong đó, ngoài phiên đầu và cuối tuần, hoạt động bán ròng của khối này diễn ra vào tất cả phiên còn lại, tập trung xả mạnh nhất trong thứ Năm (556 tỉ đồng).

Tự doanh giao dịch gần 400 tỉ đồng cổ phiếu VGC tuần qua khi Gelex liên tục nâng giá chào mua - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thủy tổng hợp từ Fiinpro

Top10 mã khối tự doanh mua/bán nhiều nhất

Thống kê giá trị giao dịch cụ thể, cổ phiếu VGC thu hút sự chú ý của NĐT trên thị trường tuần qua khi dẫn đầu cả về giá trị mua vào (191 tỉ đồng) và giá trị bán ra (189 tỉ đồng). Liên quan đến cổ phiếu này, trong thời gian gần đây, Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) đã liên tiếp nâng giá chào mua cổ phần của Viglacera.

Cụ thể, Tổng giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn quyết định tăng giá chào mua công khai 95 triệu cổ phiếu VGC lần hai từ 21.500 đồng/cp lên 23.500 đồng/cp vào ngày 18/9. Ngày 11/9 trước đó, phía Gelex cũng từng nâng giá chào mua từ 17.700 đồng/cp lên 21.500 đồng/cp.

Động thái liên tiếp nâng giá chào mua cổ phần Viglacera của Gelex cho thấy quyết tâm mua chi phối doanh nghiệp này trong năm nay để có thể hợp nhất kết quả kinh doanh Viglacera vào Gelex trong quí IV.

Tự doanh giao dịch gần 400 tỉ đồng cổ phiếu VGC tuần qua khi Gelex liên tục nâng giá chào mua - Ảnh 2.

Nguồn: Thu Thủy tổng hợp từ Fiinpro

Cùng chiều bán ròng, ngoài VGC, khối tự doanh bán ròng trăm tỉ đồng thêm duy nhất mã HPG (102 tỉ đồng) bất chấp thông tin tích cực về hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Hòa Phát gần đây.

Thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 8 vừa qua Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) tiêu thụ tổng cộng 321.554 tấn thép xây dựng, tăng 66% so với cùng kì 2019 và tăng 7% so với tháng 7/2020.

Lũy kế 8 tháng đầu năm, Hòa Phát bán được hơn 2,13 triệu tấn thép xây dựng, tăng 20,3% so với cùng kì năm ngoái. Trong khi đó tiêu thụ thép xây dựng toàn ngành giảm 5,8% so với cùng kì 2019.

Về thị phần 8 tháng, Hòa Phát cũng dẫn đầu với 32%, mức cao nhất mà Hòa Phát đạt được từ trước đến nay.

Theo sau đó, cổ phiếu VNM ghi nhận giá trị bán ròng (97,3 tỉ đồng), chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (84,5 tỉ đồng) và VIC (76,5 tỉ đồng).

Bên cạnh đó, khối tự doanh tạo áp lực rút vốn lên các mã ngân hàng gồm VPB (73,1 tỉ đồng) và TCB (70,3 tỉ đồng). Top10 mã bị bán ròng tuần qua còn có VHM (54,2 tỉ đồng), MWG (51,3 tỉ đồng) và FPT (50,4 tỉ đồng).

Diễn biến trái chiều, phía mua ròng ghi nhận duy nhất cổ phiếu VGC với giá trị trên trăm tỉ đồng. Cùng với đó, khối tự doanh tìm đến cổ phiếu HPG (47 tỉ đồng), VHM (34,6 tỉ đồng), TCB (33,72 tỉ đồng),  (33,5 tỉ đồng) và VPB (31,7 tỉ đồng).

Hai mã MBB và FPT lần lượt thu hút dòng vốn tự doanh 31 tỉ đồng và 30,1 tỉ đồng. Cổ phiếu còn lại trong Top10 mua vào là VIC với giá trị 26,2 tỉ đồng.

Ánh Hường

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.