|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tự doanh CTCK xả 976 tỉ đồng tuần qua bất chấp đà mua ròng từ khối ngoại

10:12 | 18/05/2020
Chia sẻ
Trong tuần 11 - 15/5, trái chiều khối ngoại, bộ phận tự doanh CTCK bán ròng 976 tỉ đồng, tập trung áp lực rút ròng lên chứng chỉ quĩ FUEVFVND và cổ phiếu VNM.

Đà tăng của thị trường có dấu hiệu chững lại trong tuần trước khi VN-Index gặp ngưỡng cản tại 835 điểm. Cùng với đó là dòng tiền nội địa bất đầu suy yếu. Khối tự doanh quay đầu bán ròng mạnh trong tuần. Mặc dù khối ngoại đã quay trở lại mua ròng trong tuần nhưng vẫn tập trung ở giao dịch thỏa thuận của cổ phiếu MSN. 

Dòng tiền thị trường lan tỏa vào các nhóm vốn hóa trong thị trường với mức tăng lớn nhất ở nhóm vốn hóa lớn và rổ VN30. Thanh khoản thị trường tăng 27,4% so với tuần trước, trung bình tại mức 4.789 tỉ đồng. 

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán trong tuần, dòng vốn từ khối này rút ròng 976 tỉ đồng khỏi thị trường, khối lượng bán ròng tương ứng 49,6 triệu đơn vị. 

Hoạt động bán ròng của khối tự doanh bán ròng áp đảo tại tất cả phiên trong tuần, tập trung vào phiên thứ Tư (13/5) với giá trị 446 tỉ đồng.

Tại giao dịch chứng chỉ quĩ ETF nội, khối tự doanh tập trung áp lực bán ra lên mã FUEVFVND (398 tỉ đồng). Trong khi đó, chứng chỉ E1VFVN30 ghi nhận giá trị mua vào 48 ti đồng.

Tự doanh CTCK xả 976 tỉ đồng tuần qua bất chấp đà mua ròng từ khối ngoại - Ảnh 1.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ Fiinpro

Tại giao dịch cổ phiếu, đáng chú ý có cổ phiếu PDN của Cảng Đồng Nai dẫn đầu với giá trị gần 200 tỉ đồng. Bên cạnh đó, hai cổ phiếu "ông lớn" trong mảng bán lẻ điện tử là MWG và FPT lần lượt được khối này mua vào 85,2 tỉ đồng và 82,4 tỉ đồng. 

Mới đây, trong cuộc họp trực tuyến cập nhật tình hình kinh doanh tháng 4/2020 của Thế giới di động, chia sẻ về việc tại sao không mua hết số cổ phần đăng kí mua trong đợt vừa qua, Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài cho rằng việc chủ tịch một công ty kinh doanh cổ phiếu của chính mình, cạnh tranh với chính các cổ đông nhỏ lẻ trên sàn là không có đạo đức.

"Thật ra, nếu mua là thắng trong góc nhìn của tôi. Nhưng sau khi cân nhắc, tôi không muốn kinh doanh trên cổ phiếu của chính mình. Bởi vì tôi có quá nhiều thông tin nên nếu mua cổ phiếu của công ty thì tỉ lệ thắng lên đến 99%", ông Tài chia sẻ.

Về phía FPT, công ty vừa ra báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm. Doanh thu đạt 8.841 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.573 tỉ đồng, tăng trưởng 13,5% và 17,3%. Đáng nói là doanh thu của công ty tại các thị trường APAC, Mỹ, Châu Âu lần lượt tăng trưởng 50%, 23% và 22% so với cùng kì bất chấp ảnh hưởng từ Covid-19.

Mặt khác, một số mã nhóm ngân hàng như TCB ghi nhận giá trị mua 74,3 tỉ đồng, VPB (61,3 tỉ đồng) và MBB (55,2 tỉ đồng). Ngoài ra, khối tự doanh mua vào cổ phiếu KDH (50 tỉ đồng), PNJ (45,6 tỉ đồng) và CTG (31,5 tỉ đồng). 

Diễn biến trái chiều, khối tự doanh chủ yếu bán ra cổ phiếu VNM 140 tỉ đồng, theo sau là FPT (128 tỉ đồng) và HPG (125 tỉ đồng).

Mới đây, Vinamilk đã công bố thông tin về kế hoạch mua lại 17,5 triệu cổ phiếu VNM, tương đương 1% vốn điều lệ của công ty làm cổ phiếu quĩ. Thời gian thực hiện dự kiến từ 21/5 đến 20/6 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Vinamilk cho biết, nguồn tiền mua sẽ được trích từ quĩ đầu tư phát triển của công ty.

Về phía cổ phiếu Hòa Phát, Hội đồng quản trị công ty dự kiến trình Đại hội phương án kinh doanh với doanh thu dao động khoảng 85.000 - 95.000 tỉ đồng, còn lợi nhuận dao động từ 9.000 - 10.000 tỉ đồng.

Cùng với đó, dòng vốn tự doanh rút khỏi một số mã dưới trăm tỉ đồng như VPB (96,8 tỉ đồng), MWG (94,3 tỉ đồng), VIC (91,2 tỉ đồng). Ngoài ra, một số cổ phiếu ghi nhận giá trị mua vào như VCB (79,9 tỉ đồng), MBB (71,8 tỉ đồng) và KDH (64,1 tỉ đồng).

Ánh Hường

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.