|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Trung Quốc nổi giận khi Ấn Độ dán nhãn bộ kit xét nghiệm 'China' là đồ rởm

21:41 | 30/04/2020
Chia sẻ
Trung Quốc đã chỉ trích quyết định của Ấn Độ về việc ngừng sử dụng bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 có xuất xứ Trung Quốc vì vấn đề chất lượng là “không công bằng và vô trách nhiệm”.
Trung Quốc nổi giận khi Ấn Độ dán nhãn bộ kit xét nghiệm 'China' là đồ rởm - Ảnh 1.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại thủ đô New Delhi. Ảnh: Indiatoday

Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ, cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm đối phó với dịch Covid-19 vừa đưa ra thông báo rằng họ đã lên kế hoạch trả lại các bộ dụng cụ xét nghiệm kháng thể được mua từ hai công ty Trung Quốc do độ chính xác kém.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ cho biết họ rất quan tâm đến quyết định của Ấn Độ. Ngay sau khi nghe tin, chính quyền Trung Quốc đã xác nhận các thiết bị phía Ấn Độ đưa ra được sản xuất bởi hai công ty của mình- Công ty Công nghệ sinh học Quảng Châu Wondfo và Công ty chẩn đoán Chu Hải Livzon.

Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ Ji Rong nhận định: “Một số cá nhân đã không công bằng và vô trách nhiệm khi “dán nhãn” sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc là “đồ rởm” và xử lý các vấn đề xảy ra bằng định kiến ngay từ đầu”.

Theo bà Ji Rong, các công ty Trung Quốc đã xuất khẩu các bộ xét nghiệm tới nhiều nước ở châu Âu, châu Á và Mỹ Latin mà không xảy ra bất cứ vấn đề nào.

Hơn nữa, Trung Quốc đang giúp Ấn Độ chống lại Covid-19 bằng hành động cụ thể và chắc chắn rằng các nhà sản xuất của nước này đặt chất lượng các sản phẩm y tế xuất khẩu là ưu tiên hàng đầu.

Trung Quốc nổi giận khi Ấn Độ dán nhãn bộ kit xét nghiệm 'China' là đồ rởm - Ảnh 2.

Hình ảnh các bộ kit xét nghiệm sản xuất bởi Công ty Công nghệ sinh học Guangzhou Wondfo - Ảnh: SCMP

Bà Ji cho biết các bộ xét nghiệm cần được thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để đưa ra được kết quả chuẩn xác. 

Theo đó, “việc lưu trữ, vận chuyển và sử dụng bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh kháng thể Covid-19 có yêu cầu nghiêm ngặt, nếu không được thực hiện bởi chuyên gia và tuân thủ đúng thông số kỹ thuật của sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm”.

Công ty Công nghệ sinh học Wondfo cũng đã phát hành thông cáo báo chí khẳng định chất lượng của các thiết bị và cho biết các thiết bị đã được chính Hội đồng Nghiên cứu y khoa Ấn Độ xác nhận ngay tại thời điểm cấp giấy phép nhập khẩu.

Căng thẳng ngoại giao mới nhất này xảy ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc lên tiếng chỉ trích quyết định tăng cường giám sát các khoản đầu tư từ các nước láng giềng của Ấn Độ. 

Hành động được coi nhằm ngăn chặn các công ty Trung Quốc tranh thủ trục lợi trong dịch bệnh Covid-19.

Ấn Độ và Trung Quốc đã và đang có nhiều hành động nhằm cải thiện mối quan hệ hai bên nhưng vẫn còn tồn tại sự ngờ vực lẫn nhau do vấn đề tranh chấp biên giới cũng như ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng trong toàn khu vực.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hương Vũ

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.