|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam hơn 700 triệu USD

20:30 | 24/02/2017
Chia sẻ
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vào Việt Nam đang đạt hơn 721,7 triệu USD.

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho hay trong 2 tháng đầu năm nay, cả nước có 313 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 2,028 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ; 137 lượt dự án tăng vốn với 759 triệu USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài chi 619 triệu USD mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp Việt, gấp 4 lần so với cùng kỳ 2016.

trung quoc dau tu vao viet nam hon 700 trieu usd
3 quốc gia dẫn đầu về vốn đầu tư FDI tại Việt Nam tính đến ngày 20/2/2017. (Đơn vị: Triệu USD). Đồ họa: Kiều Vui.

Tính đến ngày 20/2, vốn FDI cả nước đạt 3,4 tỷ USD, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với khoảng 2,5 tỷ USD. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 345,5 triệu USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 222,6 triệu USD, chiếm 6,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Có 61 quốc gia và vùng lãnh thổ đang có dự án đầu tư tại Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 881,6 triệu USD. Trung Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 721,7 triệu USD (tăng 4 lần so với cùng kỳ năm trước), Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 637,1 triệu USD.

Đáng chú ý, tốc độ chuyển vốn FDI từ Trung Quốc khá nhanh so với các đối tác đầu tư khác tại Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Malaysia... Vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các ngành như dệt may, da giày, bất động sản, xây dựng, dây và cáp điện, nhiệt điện và khai khoáng... với 123 dự án gồm nhà máy sản xuất Polyester và sợi tổng hợp Billion Việt Nam (tổng vốn đầu tư 220 triệu USD tại Tây Ninh), dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Lan Sơn và nhà máy nhựa Khải Hồng Việt (150 triệu USD tại Bắc Giang)…

Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đẩy mạnh mua vốn cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam khi lên sàn với 123 dự án (chiếm 75%) số dự án, chỉ có hơn 35 dự án đầu tư trực tiếp vào cấp mới, tăng thêm vốn và 5 dự án đầu tư tăng vốn.

Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 47 tỉnh thành phố, trong đó Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký là 791 triệu USD. Hà Nội đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký là 519 triệu USD. TP.HCM đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký là 464,2 triệu USD chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư.

Với việc dội vốn FDI vào Việt Nam như trên, Trung Quốc đang đứng thứ 8 trong nhóm 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với 11,1 tỷ USD, vượt mặt cả Mỹ (10,2 tỷ USD), bám sát các nhà đầu tư Hàn Quốc (hơn 50,9 tỷ USD), Nhật Bản (42,5 tỷ USD) và Singapore (39,4 tỷ USD).

Kiều Vui

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).