|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trump có thể bảo vệ 'Made in America' khi người Mỹ không muốn chi nhiều hơn?

16:02 | 19/07/2017
Chia sẻ
Hôm thứ Ba (18/7), Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách để bảo vệ sản phẩm do người Mỹ sản xuất bằng cách chứng nhận hàng hóa hợp pháp của Mỹ, và tấn công mạnh mẽ những sản phẩm nhập khẩu gắn nhãn hiệu “Made in America”.
trump co the bao ve made in america khi nguoi my khong muon chi nhieu hon

Trong chiến dịch bầu cử vào năm ngoái, ông Trump đã hứa sẽ làm sống lại ngành sản xuất của Mỹ. Vì vậy, hôm thứ Hai, ông Trump đã cam kết sẽ loại bỏ những cửa hàng bán hàng hóa nước ngoài trực tuyến ảnh hưởng tới các nhà bán lẻ Mỹ.

Vào thứ Tư, ông Trump sẽ thảo luận với các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ làm thế nào để chứng nhận sản phẩm của họ và tránh sản phẩm làm giả từ nước ngoài, một quan chức cấp cao trong chính phủ cho biết. Các sản phẩm sẽ bao gồm bộ lọc máng, cờ và gối.

Mỹ mất khoảng 300 tỷ USD một năm vì bị đánh cắp bản quyền từ sản phẩm bán dẫn đến quần jeans, quan chức này nói thêm.

Trong tháng 3, ông Trump đã ký một sắc lệnh cho các quan chức hải quan nhiều quyền hạn hơn trong việc ngăn chặn các sản phẩm giả lan tràn.

Quan chức này cũng cho biết, Nhà Trắng lên kế hoạch hợp tác với khu vực tư nhân về hệ thống chứng nhận và bằng cấp mới, thay vì tạo ra quy định mới hoặc dùng tiền của người trả thuế.

Người Mỹ yêu hàng nội địa, nhưng không muốn trả thêm tiền

Tại nhà máy sản xuất của AMES Companies, một chiếc xe cút kít trở được tạo ra trong mỗi 6 giây tiêu tốn của công ty khi sản xuất tại Mỹ nhiều hơn so với ở nước ngoài. Tuy nhiên, nhà bán lẻ này sẽ không tính giá sản phẩm cao hơn, vì khách hàng sẽ bỏ cuộc, Chủ tịch AMES Mark Traylor cho biết.

Hầu hết các nhà sản xuất của Mỹ phải đối mặt với vấn đề tương tự.

Theo một cuộc khảo sát của Reuters công bố hôm thứ Ba, khoảng 70% người Mỹ nghĩ rằng mua sản phẩm nội địa là một điều rất quan trọng hoặc khá quan trọng.

Tuy nhiên, 37% trong số đó nói rằng họ từ chối trả nhiều hơn cho hàng hóa Mỹ thay vì hàng nhập khẩu; 26% nói rằng họ chỉ sẽ chỉ trả thêm 5% để mua hàng, và 21% nói sẽ trả thêm 10%.

Cuộc khảo sát chỉ ra những người Mỹ có thu nhập thấp nhiệt tình nhất trong việc mua hàng hóa nội địa, dù họ là những người ít có khả năng thanh toán thêm cho các công ty.

Thực tế, nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ đã nhận ra ưu tiên của người mua hàng là về giá cả. Người đại diện của Walmart nói rằng khách hàng cho họ biết "nơi sản xuất của sản phẩm là một điều rất quan trọng, chỉ sau giá hàng hóa".

trump co the bao ve made in america khi nguoi my khong muon chi nhieu hon
Nguồn: Reuters.

Một tin tốt đối với các nhà máy sản xuất Mỹ đó là người Mỹ thích chất lượng của nhiều sản phẩm nội địa.

31% những người được khảo sát nói rằng xe ô tô sản xuất tại Mỹ có chất lượng tốt nhất thế giới, ô tô của Đức được 23% người lựa chọn là tốt nhất. Ngoài ra, 38% nói rằng quần áo do Mỹ sản xuất có chất lượng tốt nhất.

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp nội địa Mỹ có thể gặp rắc rối nếu họ thất bại trong việc tận dụng nhận thức về chất lượng sản phẩm trong khi giữ cho chi phí không đổi.

Để có thể cạnh tranh, những công ty như AMES phải tìm cách khác để cân bằng nhược điểm của họ.

“Chúng ta không cần phải rẻ như hàng nhập khẩu”, ông Traylor nói. Ông ước tính công ty của mình bán được nhiều hơn 10% những chiếc xe cút kít cho các nhà bán lẻ Mỹ so với hàng nhập khẩu.

Những nhân tố như vận chuyển hàng hóa rẻ hơn và mong muốn giữa các nhà bán lẻ nhằm giữ hàng tồn kho ít hơn có thể giúp bù đắp một phần chi phí.

AMES cũng có vị thế tốt hơn những nhà cung cấp nước ngoài trong việc cung ứng cho các nhà bán lẻ. Ví dụ, khi mùa xuân đến sớm, AMES có thể nhanh chóng chuyển sản phẩm đến các cửa hàng, trong khi thỉnh thoảng các nhà nhập khẩu gặp khó khăn về thời gian vận chuyển hàng hóa.

Ông cũng nói một bí quyết khác cho sự thành công của các nhà sản xuất Mỹ là đầu tư vào công nghệ để cắt giảm chi phí.

trump co the bao ve made in america khi nguoi my khong muon chi nhieu hon
(Nguồn: Reuters)

AMES đã rót 50 triệu USD vào việc cập nhật công nghệ cho vài địa điểm sản xuất. Nhà xưởng Harrisburg, xây dựng vào năm 1921, với chiếc máy cũ kỹ đã được thay thế bằng phụ tùng robot để giảm việc phụ thuộc vào nhân công.

Doanh thu bán hàng hàng năm của AMES là 514 triệu USD.

Mặc dù, ông Traylor nói muốn mang nhiều việc làm quay trở lại, đây là một điều hết sức khó khăn. Đặc biệt là đối với một số sản phẩm cụ thể như lốp xe.

Các nhà xưởng Mỹ đã ngừng sản xuất lốp xe không khí trên quy mô lớn cho các thiết bị làm vườn nhiều năm trước, và chi phí sản xuất hiện tại sẽ khó có thể bù đắp cho doanh thu thấp.

Một số công ty vẫn sản xuất lốp cao su cứng ở Mỹ, nhưng lần cuối cùng AMES đặt hàng, họ đã phải trả 7 USD/lốp xe, gần gấp đôi giá trả cho lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc.

Để chắc chắn, một số nhà máy có thể chi một khoản lớn để sản xuất sản phẩm nội địa.

Công ty Klein Tools sản xuất công cụ cầm tay cho thợ điện hay các công nhân khác. Một cặp kìm Klein 9 inch được bán với giá đắt hơn 30% so với hàng nhập khẩu.

Đặt cược vào hàng nội địa có thể là một rủi ro

Vào năm 2012, công ty Stanley Furniture có trụ sở ở Bắc Carolina đã mang dây chuyền sản xuất nôi và đồ dùng cho trẻ nhỏ từ Trung Quốc về nhà máy Hight Point ở Mỹ. Công ty đánh cược rằng các bậc phụ huynh lo ngại về những vụ tai tiếng liên quan đến chất lượng sản phẩm của Trung Quốc, sẽ trả 700 USD cho một chiếc nôi mà gần như không khác với sản phẩm nhập khẩu được bán với giá 400 USD.

Tuy nhiên, khách hàng từ chối sản phẩm này và nhà máy High Point đã phải đóng cửa vào năm 2014.

Mặc dù vậy, Giám đốc điều hành của Stanley, ông Glenn Prillaman nói rằng việc chính quyền ông Trump tập trung vào mặt hàng nội địa là một dấu hiệu tích cực đối với những người đang phải làm việc để trang trải cuộc sống. Nguyên nhân là vì họ có thể thấy nó ảnh hưởng đến công việc của mình như thế nào.

“Người sử dụng cuối cùng có thu nhập thấp chắc chắn sẽ quan tâm đến điều này, và đó là một dấu hiệu tốt. Mặc dù họ cũng không có khả năng để trả cho những sản phẩm đắt tiền”, ông Prillaman nói.

Lyly Cao