|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương lập hãng hàng không KiteAir

16:41 | 08/01/2020
Chia sẻ
Dự án vận tải hàng không Cánh Diều (KiteAir) tại cảng hàng không Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam của công ty cổ phần Hàng không Thiên Minh với tổng vốn đầu tư 5.500 tỉ đồng.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng vừa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Cánh Diều (KiteAir)

Trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương lập hãng hàng không KiteAir - Ảnh 1.

KiteAir nhắm vào phân khúc hàng không chi phí thấp với đội máy bay chủ lực là ATR

Theo hồ sơ dự án, công ty cổ phần Hàng không Thiên Minh có vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng, do ông Trần Trọng Kiên (Chủ tịch Thiên Minh Group) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc.

KiteAir được xác định là hãng hàng không chi phí thấp với mục đích mang lại trải nghiệm đi lại hiện đại, nhanh chóng cho mọi người dân, đặc biệt là người dân ở các địa phương với hạ tầng sân bay chưa được đầu tư phát triển. Trong những năm tiếp theo, nhà đầu tư sẽ mở các đường bay quốc tế.

Trong năm đầu tiên, KiteAir sẽ khai thác 6 tàu bay ATR72 hoặc tương đương và tăng dần qua các năm, đến năm thứ 6 khai thác 25 tàu bay. Trong đó, từ năm thứ 3 trở đi, hãng sẽ bổ sung thêm tàu bay A320/A321 hoặc tương đương.

Dự kiến, ngay từ năm đầu tiên, KiteAir sẽ mua 6 tàu bay ATR72-600 mới, đồng thời sẽ nghiên cứu thuê khô hoặc thuê mua tài chính, bước đầu khai thác bay nội địa, sau đó mở rộng bay quốc tế với Lào, Campuchia, khu vực Đông Dương, Đông Nam Á và một số điểm Đông Bắc Á. Nhà đầu tư dự kiến xây dựng mô hình hãng hàng không chi phí thấp, đưa ra chiến lược về giá vé cạnh tranh trên thị trường.

Tổng vốn đầu tư của Dự án là 5.500 tỉ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 1.000 tỉ đồng (chiếm 18% vốn đầu tư), vốn vay 4.500 tỉ đồng.

Dự án không có nhu cầu sử dụng đất, thời gian hoạt động dự án là 50 năm. Nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, KiteAir sẽ hoàn tất các thủ tục để bắt đầu khai thác từ quý II/2020.

Theo phân tích tài chính của Dự án, dự kiến, tổng giá trị hiện tại ròng (NPV) sau năm 2025 của KiteAir là 27,74 triệu USD. Tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) đạt 17,8%/năm với thời gian hoàn vốn 5 năm. Dự kiến, hãng bắt đầu có lãi từ năm 2023.

Đặc biệt, Dự án hàng không KiteAir lựa chọn khai thác tàu bay ATR trong những năm đầu khai thác chứ không phải loại tàu bay đang phổ biến hiện nay như A320/A321.

Lý do mà KiteAir đưa ra là hãng sẽ khai thác các đường bay nội địa, tập trung vào các đường bay nối trực tiếp các địa phương vốn dung lượng thị trường còn nhỏ, thu nhập người dân chưa cao; chỉ cung cấp 1 hạng ghế phổ thông với những dịch vụ cơ bản nhất. 

Bên cạnh đó, do một số sân bay hạn chế đối với máy bay phản lực trọng tải lớn như Côn Đảo, Phú Quốc, Cà Mau, Điện Biên. 

Hơn nữa, hiện nay, tại Việt Nam và Đông Nam Á, dòng tàu bay cánh quạt ATR và phản lực thân hẹp như Airbus A320/A321 hay Boeing 737 đều được khai thác phổ biến, có các hệ thống hỗ trợ khai thác, kỹ thuật trực tiếp từ nhà sản xuất cũng như các Trung tâm bảo dưỡng lớn tại khu vực trong vòng 1 giờ 30 phút bay. Thêm vào đó là các lợi thế về chi phí thuê, mua tàu bay và các gói hỗ trợ từ nhà sản xuất, đối tác cho thuê l

Theo KiteAir, hiện tại có 2 hãng hàng không tại khu vực đang khai thác đồng thời cả hai dòng tàu bay ATR và A320/A321 là Cebu Pacific Airways của Philippines và Bangkok Airways của Thái Lan. 

Cả hai hãng đều rất thành công trong kinh doanh với chiến lược phát triển mô hình hàng không giá rẻ, bay tần suất cao bằng tàu bay cánh quạt và phản lực thân hẹp tới nhiều điểm nội địa và quốc tế khu vực.

Theo Bộ GTVT, theo như báo cáo của Công ty cổ phần hàng không Thiên Minh, dự án phù hợp với các quy hoạch: Lựa chọn sân bay Chu Lai làm sân bay căn cứ và sử dụng sân bay Đà Nẵng làm nơi đậu tàu bay qua đêm trong 2 năm đầu khai thác; các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn làm nơi đậu tàu bay tiếp theo. 

Công ty cổ phần hàng không Thiên Minh khẳng định có thể tự đáp ứng được nguồn nhân lực hàng không mà không giành giật, lôi kéo phi công, đặc biệt là phi công của Vietnam Airlines, lý do là khai thác tàu bay ATR

D.Ngọc

Thủ tướng giao nhiệm vụ vận động Mỹ sớm công nhận kinh tế thị trường của Việt Nam cho ngành ngoại giao
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các Đại sứ, Trưởng cơ quan Việt Nam tại nước ngoài vận động Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi nhóm hạn chế xuất khẩu về công nghệ và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường