|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

TPBank nhận khoản cho vay hợp vốn 100 triệu USD từ IFC để thúc đẩy dịch vụ tài chính số

11:40 | 10/07/2018
Chia sẻ
Gói tài trợ này bao gồm 60 triệu USD từ IFC, 22,5 triệu USD từ Chương trình Danh mục Đầu tư Đồng cấp vốn được Quản lý và 17,5 triệu USD từ Ngân hàng Công Thương Trung Quốc. Thời gian cấp vốn là 5 năm.
tpbank nhan khoan cho vay hop von 100 trieu usd tu ifc de thuc day dich vu tai chinh so TPBank 'giục' Chứng khoán Phương Đông giải quyết khoản phải thu liên quan đến 'siêu lừa' Huyền Như
tpbank nhan khoan cho vay hop von 100 trieu usd tu ifc de thuc day dich vu tai chinh so TPBank báo lãi hơn 1.000 tỷ đồng nửa đầu năm 2018

Theo cho biết mới đây từ IFC, tổ chức này sẽ cung cấp một khoản vay hợp vốn trị giá 100 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã: TPB). Gói tài trợ do này sẽ giúp TPBank mở rộng các hoạt động cấp vốn dài hạn cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME) và các khách hàng cá nhân thông qua các dịch vụ tài chính số.

Gói tài trợ trong 5 năm này bao gồm 60 triệu USD từ IFC, 22,5 triệu USD từ Chương trình Danh mục Đầu tư Đồng Cấp vốn Được Quản lý (Managed Co-Lending Portfolio Program - MCPP) tập hợp các tổ chức đầu tư quốc tế do IFC quản lý và 17,5 triệu USD từ Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, chi nhánh Hồng Kông.

tpbank nhan khoan cho vay hop von 100 trieu usd tu ifc de thuc day dich vu tai chinh so
Lễ ký hết hợp đồng cho vay hợp vốn giữa TPBank và IFC (Nguồn: IFC)

Qua đó, IFC kỳ vọng sẽ cải thiện tính cạnh tranh của khu vực ngân hàng Việt Nam thông qua việc thúc đẩy một nền kinh tế phi tiền mặt và sẽ giúp tạo ra khoảng 35.000 đến 56.000 công việc trong vòng 5 năm tới.

IFC cho rằng thiếu tiếp cận tài chính là một trong những thách thức chính của các MSME - nhóm doanh nghiệp đang sử dụng khoảng 77% lực lượng lao động của Việt Nam và đóng góp khoảng 41% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Có tới 70% các MSME có các nhu cầu tài chính chưa được đáp ứng, đồng nghĩa với một khoản thiếu hụt tài chính trị giá 23,6 tỷ USD, tương đương 12% GDP.

Khoản tài trợ dài hạn của IFC sẽ giúp TPBank tăng gấp đôi danh mục cho vay này trong 5 năm tới, cung cấp hơn 1.800 triệu USD cho khoảng 46.000 khoản vay vào năm 2022. Trong đó, 65% các giao dịch này sẽ được thực hiện qua phương thức số.

“Khoản vay hợp vốn rất cần thiết này của IFC và các định chế cho vay quốc tế sẽ giúp TPBank triển khai chiến lược số hóa dài hạn nhằm nắm bắt cơ hội tăng trưởng cho các dịch vụ tài chính số và nâng cao khả năng tiếp cận các phân khúc khách hàng chưa được cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính,” ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank cho biết.

Quan hệ đối tác IFC - TPBank bắt đầu từ đầu năm 2016 với một hạn mức tài trợ thương mại 10 triệu USD trong khuôn khổ Chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu (GTFP) của IFC. Hạn mức tài trợ thương mại đã được mở rộng qua các năm, đạt 60 triệu USD vào tháng 7/2018 sẽ cho phép TPBank hỗ trợ nhiều doanh nghiệp địa phương hơn nhằm gia tăng thương mại, tạo ra nguồn ngoại tệ và việc làm cho nền kinh tế.

IFC hiện nắm giữ 4,387% cổ phần của TPBank sau khi khoản đầu tư cổ phần chuyển đổi hồi năm 2016 được chuyển đổi sang cổ phiếu. Bên cạnh đầu tư vốn, IFC còn giúp TPBank tăng cường công tác quản trị ngân hàng và kết nối TPBank với mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ tài chính đổi mới trong khu vực.

Xem thêm

Diệp Bình