TP HCM tháo gỡ mọi rào cản để thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài
Con số này tiếp tục khẳng định TP mang tên Bác luôn dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới; TP HCM đang tập trung tháo gỡ mọi rào cản để kêu gọi đầu tư nước ngoài. Trong đó, điểm mấu chốt là đổi mới thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xây dựng cơ chế chính sách thông thoáng để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.
Với 8.000 dự án có tổng số vốn đăng ký gần 45 tỷ USD, TP HCM hiện vẫn là nơi đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài. Hàng năm, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn đạt kim ngạch xuất khẩu gần 20 tỷ USD, chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu của thành phố.
Với 8.000 dự án có tổng số vốn đăng ký gần 45 tỷ USD, TP HCM hiện vẫn là nơi đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài. (Ảnh minh họa)
Trong khi vấn đề kiểm tra thông quan, kiểm tra thuế tại TP HCM cũng đang gây khó khăn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ - bà Anamda Rasmussen cho rằng, cần quan tâm ngăn chặn tác động tiêu cực, hồi tố ràng buộc của các luật và quy định mới được ban hành đối với các dự án hiện hữu.Tuy nhiên, tại cuộc gặp của lãnh đạo Thành ủy TP HCM với doanh nghiệp FDI mới đây, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn bày tỏ sự e ngại do pháp luật và chính sách thuế Việt Nam luôn thay đổi nên đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh và hoạt động đầu tư.
Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ đề nghị TP HCM chuyển sang sử dụng khí hóa lỏng, năng lượng sạch, có lộ trình rõ ràng cho giá điện trong 5 năm tới.
"Chính phủ Việt Nam cần giải quyết sự thiếu hụt ngày càng tăng nguồn cung cấp điện. Các doanh nghiệp AmCham rất muốn phát triển năng lượng cho TP HCM để bảo vệ môi trường, sức khỏe, kinh tế và mục tiêu an ninh quốc gia nên hy vọng TP HCM áp dụng nghị quyết 54 của Quốc hội, có giải pháp thỏa đáng những vấn đề về giá cả và thỏa thuận buôn bán điện", bà Anamda Rasmussen nói.
Theo ông Matthew Lourey, Chủ tịch Hiệp hội thương mại Australia - đối tác lớn thứ 8 ở Việt Nam thì nhiều doanh nghiệp nước này muốn đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục, dịch vụ, tư vấn hỗ trợ... tại TP HCM nhưng họ rất lo ngại vì cơ sở hạ tầng ở đây đang gây ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, tình trạng ùn tắc giao thông hàng ngày và sự chậm trễ của các dự án giao thông lớn cũng như các chiến lược ưu tiên vận tải công cộng… đang là những rào cản cần được tháo gỡ.
Trước đây, TP HCM có tới 38 điểm thường xuyên ùn tắc giao thông, nay đã giảm xuống còn 28 điểm và đang phấn đấu giảm còn 24 điểm trong năm tới. |
“Các nhà đầu tư đang thất vọng về tình trạng ùn tắc giao thông và tiến độ chậm trễ của tàu điện ngầm. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì xu hướng đặt cơ sở tại TP HCM của các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng sẽ giảm. Các chiến lược bao gồm ưu tiên giao thông công cộng, cung cấp đầy đủ chỗ đỗ xe và hạn chế vận chuyển tư nhân vào khu vực trọng yếu là tất cả lĩnh vực cần tập trung làm” - ông Matthew Lourey cho biết.
Ông Trần Quang Lâm, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM cho biết, nạn kẹt xe rất khó khắc phục được một sớm một chiều; nhưng vấn đề này đã được tâp trung mọi nguồn lực để khắc phục từng bước. Cụ thể là trước đây có tới 38 điểm thường xuyên ùn tắc giao thông, nay đã giảm xuống còn 28 điểm và đang phấn đấu giảm còn 24 điểm trong năm tới. Trong giai đoạn 2015- 2020, toàn thành phố có 94 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, trị giá khoảng 4 tỷ đô la Mỹ đã và đang triển khai, trong đó, có 10 dự án khu vực ngoài sân bay, kinh phí khoảng 1 tỷ USD.
Theo ông Trần Quang Lâm, TP HCM đã rất nỗ lực có kế hoạch và đã dành nguồn lực, có các bước đi để mà làm. TP có ban điều hành gồm lãnh đạo thành phố và lãnh đạo các sở, ngành; có Hội đồng tư vấn giao thông đô thị để tham mưu cho thành phố thực hiện các chính sách và các bước đi về giao thông, đảm bảo mục tiêu là tạo cho người dân đi lại thuận lợi, an toàn.
Với quan điểm coi đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển lâu dài, TP HCM đề nghị Hiệp hội doanh nghiệp chủ trì phối hợp với các doanh nghiệp nước ngoài đề xuất 10 vấn đề mà nhà đầu tư nước ngoài mong muốn, đặt hàng đối với chính quyền TP để triển khai trong năm 2019.
TP HCM sẽ ưu tiên đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, giúp tạo ra các kết nối thông minh, hiệu quả, giảm chi phí giao dịch... (Ảnh minh họa) |
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết, quan điểm nhất quán của TP HCM là xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, mang tính cạnh tranh theo chuẩn mực quốc tế và phù hợp với các cam kết trong các hiệp định FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Do vậy, thành phố đang tập trung vào 8 nhóm giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đối với khu vực nghiệp FDI.
"Thứ nhất là tháo gỡ khó khăn cho các chương trình, đề án mà đã chậm trong thời gian qua. Tiêu biểu là dự án Metro 1 và 2. Chúng tôi đã làm việc với nhà đầu tư Nhật Bản và chúng tôi cam kết phấn đấu cuối 2020, cơ bản hoàn thành xây dựng kỹ thuật tuyến Metro số 1 để đầu 2021 vận hành thử. Thứ hai là đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để vừa nâng cao năng lực quản lý của các doanh nghiệp Nhà nước, vừa thu hút nguồn vốn xã hội" - Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Với mục tiêu sớm đưa TP HCM trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết, chính quyền TPHCM sẽ có 3 "quyết tâm" để chung tay cùng cộng đồng doanh nghiệp phát triển trong thời gian tới.
Theo đó, TP HCM sẽ ưu tiên đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, giúp tạo ra các kết nối thông minh, hiệu quả, giảm chi phí giao dịch, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, nhà đầu tư và nền kinh tế, nhất là tính minh bạch. Đặc biệt, chính quyền thành phố khuyến khích tăng cường đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục và khoa học công nghệ.
TP HCM quyết tâm giữ vững môi trường vĩ mô, chính trị xã hội ổn định. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thế giới đầy bất trắc và có nhiều biến động khó lường. Đồng thời, TP HCM cũng tiếp tục tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ công theo hướng tăng cường tính minh bạch và hiệu quả vì lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp./.
Động lực tăng trưởng kinh tế 2019 chủ yếu vẫn đến từ khu vực FDI VOV.VN - Kinh tế năm 2019 có thể sẽ không đạt được tốc độ tăng trưởng tốt như năm 2018 trong khi lạm phát sẽ có xu hướng gia tăng so với năm 2017.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/