|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Top ngành nghề đòi hỏi kĩ năng nói dối thượng thừa

20:50 | 08/08/2019
Chia sẻ
Đôi khi, không phải sự trung thực mà chính kĩ năng nói dối mới là thứ được đánh giá cao trong một số công việc nhất định.

Dường như không ai có thể khẳng định rằng bản thân chưa từng nói dối. Bạn nói dối để ngăn chặn hoặc bắt đầu các cuộc trò chuyện, để dành cho người khác những cảm xúc khác và để đơn giản hóa cuộc sống xã hội hoặc nghề nghiệp theo hàng triệu cách khác nhau.

Ở một mức độ nào đó, chúng ta biết rằng những người chúng ta làm việc cùng đang nói dối chúng ta. Họ có thể luôn luôn vui vẻ, hào hứng với công việc hoặc hoàn toàn hạnh phúc cho một đồng nghiệp vừa được thăng chức trước họ.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi dối trá vượt khỏi mức độ cảm xúc và được đưa vào kĩ năng chuyên nghiệp? Một nghiên cứu mới cho thấy nguyên nhân khiến nói dối vẫn tồn tại trong một số ngành nghề nhất định là niềm tin rằng những người có thái độ linh hoạt và giỏi ứng biến sẽ là ứng viên tốt nhất.

Thái độ với nói dối ở nơi làm việc

Nhìn chung, sự lừa dối ở nơi làm việc được nhìn nhận một cách khá tiêu cực. Nếu ai đó phải nói dối, họ có lẽ không giỏi chuyên môn và sự lừa dối có thể phá vỡ lòng tin tưởng cũng như tinh thần làm việc theo nhóm. 

Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây của các học giả Mỹ Brian C Gunia và Emma E Levine, một số công việc có tính chất bán hàng cao hơn là định hướng khách hàng đòi hỏi kĩ năng nói dối chuyên nghiệp.

p07f5bks

Một số ngành nghề đòi hỏi kĩ năng nói dối khéo léo trong giao tiếp - Ảnh: BBC.

Trong nghiên cứu về tiếp thị, định hướng khách hàng là việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong khi định hướng thương hiệu liên quan đến việc đáp ứng các mục tiêu riêng của người bán. 

Một số ngành nghề như bán hàng và ngân hàng đầu tư bị rập khuôn là quá nặng tính định hướng thương hiệu dù trong thực tế, thái độ nhân viên không đến mức quá tệ.

Hơn 500 sinh viên kinh doanh và người tham gia khảo sát trên trang web cung cấp dịch vụ tập thể Mechanical Turk của Amazon ở Mỹ tin rằng những người giỏi nói dối sẽ thành công hơn trong các công việc bán hàng và sẽ ưu tiên tuyển dụng những người như vậy. 

Trong đó, 84% những người tham gia đã chọn thuê người giỏi nói dối cho vị trí cao trong chiến lược định hướng bán hàng trong khi chỉ 75% chọn thuê những người trung thực.

Theo các nhà nghiên cứu, họ đã cố gắng lựa chọn sinh viên trong các ngành kinh doanh để đảm bảo nắm được xu hướng tuyển dụng của thế hệ các HR trong tương lai. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho rằng khả năng nói dối chính là phẩm chất cần có cho các nhà bán hàng.

Một góc nhìn khác về nói dối ở công sở

Nói dối là tự nhiên, ở một mức độ nào đó. "Thiên nhiên luôn ngập tràn sự lừa dối", nhà triết học David Livingstone Smith từng viết trong cuốn sách Why We Lie: The Evolutionary Roots of Deception and the Unconscious Mind

Virus đánh lừa hệ thống miễn dịch của vật chủ trong khi tắc kè hoa sử dụng lớp ngụy trang để đánh lừa kẻ săn mồi. 

Và con người cũng không ngoại lệ, kể cả ở nơi làm việc hay nhà riêng. Các nhà tuyển dụng thừa nhận rằng gần như tất cả các ứng viên xin việc đều phóng đại trình độ của họ.

Lừa dối là hoàn toàn cần thiết trong một số công việc nhất định (thám tử tư là ví dụ rõ nét nhất cho điều này) và ngoại giao đồng nghĩa với nói dối. 

Sự lừa dối thậm chí có thể là chiến lược đối với một công ty. Nhiều doanh nghiệp đã yêu cầu nhân viên trực tổng đài nói tiếng Anh bởi đối tượng khách hàng của họ là những người sính ngoại.

Tổng quát hơn, ranh giới giữa tốt và xấu của việc nói dối là khá mờ nhạt. Những vị trí liên quan đến cảm xúc thường do phụ nữ đảm nhận bởi họ rất khéo léo trong việc che đậy cảm xúc. 

p07f5bbw

Lời nói dối đôi khi có lợi ích hơn một lời nói thật? - Ảnh: BBC

Bạn có thực sự muốn một tiếp viên hàng không, nhân viên pha chế hoặc bác sĩ tâm thần nói rằng hãy lo lắng về tình trạng của bạn, bạn không bệnh nặng như bạn tưởng hay những sai trái bạn gây ra thực sự đáng nhận hình phạt như vậy?

Một số công việc khác đòi hỏi phải thể hiện tình yêu mến hoặc cử chỉ chăm sóc vốn dĩ là đặc trưng của gắn bó và tình thân. Trong trường hợp này, những người có thể điều chỉnh cảm xúc của họ làm tốt hơn những người không thể. Biểu lộ cảm xúc thường không đảm bảo được hành vi hợp .

Điều này có thể đặc biệt đúng đối với những người nổi tiếng trên các mạng xã hội - những người làm mờ ranh giới giữa tính xác thực và kĩ năng bán hàng. 

Ví dụ, các ngôi sao trên Instagram luôn phải chật vật xây dựng hình ảnh hào nhoáng họ không có dù điều này đôi khi gây tác dụng ngược nếu sự thật bị phơi bày.

Lời nói dối ngọt ngào

Đôi khi lời nói dối nhân từ thậm chí còn được xem là lựa chọn đạo đức hơn lời nói thật tàn nhẫn. Theo Levine, con người có xu hướng coi trọng những gì mang đến lợi ích thay vì chú ý đến bản chất. 

Ví dụ, các nhân viên tin tưởng rằng đồng nghiệp của họ sẽ hỗ trợ khi xảy ra sơ sót có hiệu suất làm việc cao hơn những người xem đồng nghiệp như đối thủ cạnh tranh và các bệnh nhân ung thư yêu thích hi vọng lừa dối hơn các bác sĩ điều trị của họ.

Điều khiến một lời nói dối được xem là đạo đức là mục đích không vụ lợi cá nhân của nó. Câu nói dối ngọt ngào không phải khi nào cũng có hại.

Ngoài ra, không thể không nhắc tới yếu tố văn hóa trong thái độ với dối trá vì một số nghiên cứu cho thấy những người từ các nền văn hóa tập thể có nhiều khả năng nói dối hơn nhằm giữ thể diện và bảo vệ sự hòa hợp của cả nhóm. 

Một nghiên cứu được đồng tác giả bởi Michele Gelfand, một nhà tâm học tại Đại học Maryland, đã mời hơn 1.500 sinh viên từ 8 quốc gia vào chương trình đàm phán kinh doanh đòi hỏi người tham gia phải nói dối để có lợi thế. 

Những người từ các quốc gia theo chủ nghĩa tập thể (như Hàn Quốc và Hi Lạp) đã sử dụng các tiểu xảo lừa dối nhiều hơn so với những người đến từ các quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân (như Úc và Đức) dù tỉ lệ dối của cả hai bên đều rất cao.

Mặt khác, suy nghĩ bên ngoài qui chuẩn thông thường có thể dẫn tới việc bẻ cong các qui tắc, theo ý kiến của Gelfand. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa sáng tạo và không trung thực vì những người làm việc trong lĩnh vực sáng tạo thấy khá dễ dàng để hợp hóa sự gian lận của họ.

Long Wang, giáo sư quản tại Đại học Hong Kong, chỉ ra rằng bất kì tổ chức hoặc ngành nghề nào đòi hỏi sự lừa dối đều coi đó là một bí mật, ít nhất là với công chúng. Nhưng ông nghi ngờ liệu các tiêu chuẩn hoặc ngành nghề như vậy có bền vững hay không bởi chúng có thể bị đào thải trong tương lai xa.

Những lời nói dối nhỏ và vô hại vẫn tiềm ẩn ảnh hưởng tiêu cực bởi môi trường làm việc sẽ hiệu quả hơn nếu mọi người cảm thấy có thể dựa vào sự thật. 

Một số bê bối của các chính trị gia lớn là ví dụ điển hình về hậu quả nghiêm trọng và tính gây chia rẽ sâu sắc từ vài lời nói dối trong công việc.

Thu Phương