|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

'Tổng LĐLĐ Việt Nam 3 lần đòi tiền Trường ĐH Tôn Đức Thắng'

20:31 | 08/06/2019
Chia sẻ
Ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, khẳng định Tổng LĐLĐ Việt Nam không phải là đơn vị sáng lập hay đầu tư mà chỉ là đơn vị tiếp nhận nhưng đã 3 lần đòi tiền của nhà trường.

Bước đầu trao đổi với VietNamNet, ông Lê Vinh Danh khẳng định ông không can thiệp vào việc cán bộ, giảng viên nhà trường viết đơn phản đối Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tổng LĐLĐ Việt Nam 3 lần đòi tiền Trường ĐH Tôn Đức Thắng - Ảnh 1.

Ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng


Về việc Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam yêu cầu nhà trường nộp tiền, ông Danh cho hay: Hiện nay là Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đang can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ của trường, điều này trái với các chủ trương của Đảng đặc biệt là Nghị quyết 19."Tôi là hiệu trưởng nhưng không can thiệp và không có quyền can thiệp vào việc của giảng viên" - ông Danh nói.

"Bản chất vấn đề ở đây là Tổng LĐLĐ Việt Nam có đòi chúng tôi nộp tiền không? Tôi khẳng định là có và đã 3 lần Tổng liên đoàn đòi chúng tôi phải nộp tiền. Việc này là sai, bởi Tổng LĐLĐ Việt Nam không phải là đơn vị sáng lập, cũng không phải là đơn vị đầu tư cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ là đơn vị tiếp nhận do Chỉnh phủ chuyển Trường ĐH Tôn Đức Thắng từ UBND TP.HCM về nên không thể đòi thu tiền"- ông Danh nhấn mạnh.

Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ông Lê Vinh Danh cũng gay gắt trong lịch sử giáo dục Việt Nam từ trước tới nay chưa có một cơ quan chủ quản nào đòi trường học trực thuộc của mình phải nộp tiền. Nhưng từ năm 2017, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có hai văn bản và mới nhất năm 2019 có yêu cầu nhà trường đưa vào dự toán, trích nộp về cho cơ quan chủ quản 30% kinh phí.

Thực hư yêu cầu nộp cơ chủ quan 30% kinh phí sau thuế

Thực hư việc Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu Trường ĐH Tôn Đức Thắng phải nộp 30% kinh phí sau thuế là như thế nào?

Phát biểu trên báo chí chiều 8/6, ông Phan Văn Anh, Phó Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết "chưa thu đồng nào của trường".

Theo tìm hiểu của VietNamNet, năm 2006 Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Quy định 1684 quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp của công đoàn. Trong đó, phần tài chính có quy định: Đơn vị tự bảo đảm kinh phí hoạt động phải trích nộp cơ quan quản lí cấp trên trực tiếp tối đa không quá 30% kết quả tài chính sau khi đã nộp thuế, mức nộp cụ thể do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định.

Từ năm 2017, Đoàn kiểm tra của Tổng LĐLĐ Việt Nam khi làm việc với Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã nêu theo Quy định 1684 Trường ĐH Tôn Đức Thắng phải thực hiện nghĩa vụ với cơ quan chủ quản là Tổng liên đoàn. "Tổng liên đoàn về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập của công đoàn "Đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động phải trích nộp cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tối đa không quá 30% kết quả tài chính sau khi đã nộp thuế. Mức nộp cụ thể do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định".

Sau đó, hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng là ông Lê Vinh Danh đã ký văn bản gửi đoàn kiểm tra của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Trong văn bản mà hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ký nêu rõ  giai đoạn 2015-2016 khi Quyết định số 1684 đang có hiệu lực, Trường ĐH Tôn Đức Thắng không thuộc đối tượng áp dụng của Quyết định này.

Cụ thể, mục 1 của Quyết định nêu trên quy định: Đối tượng thực hiện quy định này là các đơn vị sự nghiệp dự toán độc lập trong hệ thống công đoàn, do các cấp công đoàn có thẩm quyền ra quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán bao gồm: Báo, nhà xuất bản, tạp chí, trường công đoàn, trường dạy nghề, cung văn hóa, nhà văn hóa lao động, trung tâm giới thiệu việc làm, nhà khách tổng liên đoàn, văn phòng tư vấn pháp luật.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng là đơn vị sự nghiệp do Chính phủ ra quyết định thành lập mà không phải do các cấp công đoàn có thẩm quyền ra quyết định thành lập. Trong khi Quyết định 1684 của Tổng liên đoàn chỉ áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp mà các cấp công đoàn ra quyết định thành lập. Do đó việc trích dẫn Quyết định này để đặt nghĩa vụ tài chính cho trường là không đúng.

Thứ hai, mục 2 văn bản 3995 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Tôn Đức Thắng có quy định, không chuyển các thu nhập của trường (học phí, các tài trợ khác, khoản thu từ hợp đồng nghiên cứu khoa học, dịch vụ, biếu tặng) cho Tổng LĐLĐ Việt Nam hoặc bất kỳ tổ chức, các nhân nào ngoài trường. Với quy định này của Chính phủ, Trường ĐH Tôn Đức Thắng không có nghĩa vụ phải trích nộp tài chính cho Tổng liên đoàn.

"Tổng liên đoàn hàng năm giao nộp nhiệm vụ phải nộp lên theo quy định là không phù hợp với pháp luật và cac quy định của nhà nước"- trích văn bản do ông Danh ký.

Đến ngày 29/11/2017, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có văn bản trả lời công văn của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, trong đó có đề cập đến vấn đề thực hiện nghĩa vụ với Tổng liên đoàn.

Văn bản này nêu rõ theo Quy định 1684 của Tổng liên đoàn về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập của công đoàn "Đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động phải trích nộp cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tối đa không quá 30% kết quả tài chính sau khi đã nộp thuế. Mức nộp cụ thể do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định".

"Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã viện dẫn đối tượng thực hiện Quyết định số 1684 chỉ áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp do cấp công đoàn ra quyết định thành lập còn Trường ĐH Tôn Đức Thắng là không đúng. Tuy nhiên xét Nghị quyết 77 của Chính phủ và văn bản 3995 của Văn phòng Chính phủ ngày 18/6/2008 về việc xây dựng quy chế hoạt động của Trường cho phép Trường ĐH Tôn Đức Thắng hưởng cơ chế đặc thù. Đoàn kiểm tra ghi nhận ý kiến và sẽ xin ý kiến của Thường trực Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn về nội dung này - văn bản trả lời nêu rõ.

Cũng theo văn bản này năm 2017, Tổng liên đoàn đã phê duyệt báo cáo quyết toán năm 2016 và dự toán thu chi năm 2017 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, tuy nhiên trong dự toán được duyệt chưa thể hiện phần nghĩa vụ của trường phải nộp cho Tổng liên đoàn theo quyết định 1712 của Tổng liên đoàn.

Vì vậy kiến nghị Tổng liên đoàn hàng năm phê duyệt dự toán thu chi của trường và giao nghĩa vụ phải nộp lên cho Tổng liên đoàn theo quy định.

Tới tháng 4/2019, trong văn bản gửi Trường ĐH Tôn Đức Thắng để tham gia góp ý kiến dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đại diện phía Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đưa ra ý kiến trong đó về tài chính: "Đề nghị mục chi thường xuyên của trường bổ sung "nộp nghĩa vụ về Tổng liên đoàn theo quy định".



Lê Huyền

Chủ tịch Dragon Capital: Lần cuối cùng có thương vụ IPO đình đám đã 6 năm trước
Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital Việt Nam nói thương vụ IPO đình đám gần nhất đã diễn ra từ năm 2018, tại Diễn đàn M&A 2024.